đăng ký sàn binance      
 
mua bán coin sàn mxc      

Sài Gòn

[sai-go][column2][#FF6633]
Bán căn hộ fpt plaza đà nẵng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chơi-coin. Hiển thị tất cả bài đăng

Danh sách các đồng Coin Web 3.0 HOT nhất hiện nay

 

Thế giới đang đứng trên bờ vực của một cuộc cách mạng công nghệ khác. Các nhà đầu tư và nhà phát triển đã nắm bắt được sức mạnh của Internet thế hệ tiếp theo sẽ có lợi thế khi thế giới bắt đầu tận dụng những lợi ích của Web 3.0.

Web 3.0 là gì ?

Web 3.0 là phiên bản thứ ba của Internet. Trong đó, Web 1.0 được coi là phiên bản đầu tiên và Web 2.0 đã thành công nhờ vào các công ty như Alphabet và Amazon. Giờ đây, Web 3.0 là một sáng kiến mới, thể hiện sự tiếp quản của những gã khổng lồ công nghệ. Khi Meta (trước đây là Facebook) và các công ty công nghệ khác chứng minh rằng họ không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích lớn hơn, Web 3.0 sẽ lấy lại quyền lực từ các tập đoàn này.

Nếu bạn muốn đầu tư vào kỷ nguyên Web 3.0, hãy xem xét các dự án sau:

Web 3.0 chính là sự cải tiến những nhược điểm mà web 1 và 2 chưa thể làm và ưu việt hơn đó là một nơi mà không cần máy chủ mà ở đó người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và một thứ thuộc phạm vi của mình không qua bên trung gian.

1. Polkadot (DOT)

2. DIA Protocol (DIA)

3. Radicle Network (RAD)

4. Nu Cypher (NU)

5. AIOZ Network (AIOZ)

6. Marlin protocol (POND)

7. IOTeX (IOTX)

8. Near protocol (Near)

9. Helium (HNT)

10. The Graph (GRT)


  • Web3.0 – Chuỗi công khai: Eth, Dot, Icp, Vsys
  • Web3.0 Lưu trữ Data – Data Storage: Ar, Fil, Cru, vsys, Meson
  • Web 3.0 Advertising – Quảng cáo: BAT
  • Web3.0 social networking: Mask, Rss3, Mirror
  • Web 3.0 – Application – Ứng dụng: Link, Grt, Mask, Bat, Band, Gnt, Lpt
  • Web3.0 forum – Diễn đàn: Bbs
  • Web3.0 Arsenal – Vũ khí: Gtc, Rad
  • Web3.0 Cloud computing and communication: Điện toán đám mây và Communication: Ankr, Icp, Rlc, Mask, Pha, Cqt
  • Web3.0 identity index – Nhận dạng index: Lit, lcx, Bright, Sjsnb
  • Web3.0 Bảo mật và ẩn danh: Nu, Keep, Pha;
  • Web3.0 transactions – Giao dịch Web3.0: Uni, Dydx, Vega, Sushi, 1Inch, Snx, Nabox
  • Web3.0 DAO organization: GTC, Ygg, Fwb, Bit, Gno





Web 3.0 là gì và lịch sử hình thành của Web 3.0

 

Thời gian gần đây, nếu theo dõi các KOLs và đại diện nhiều quỹ lớn trong thị trường crypto, chắc chắn anh em đã lướt qua rất nhiều từ khoá Web 3.0 vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn Web 3.0 là gì?

Web 1.0 - Hiển thị thông tin (Only-Read)
Ra đời vào những năm 90 của thế kỷ trước, Web 1.0 đã tạo ra một nơi giúp người dùng có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên Web 1.0 căn bản chỉ là những dòng Text được gắn thêm các đường Link dẫn đến các bài khác. Người dùng hầu hết chỉ là những người tiêu thụ thông tin mà không thể tương tác với nội dung mình đọc được. Việc sáng tạo nội dung để đăng lên web cũng rất bị hạn chế vào thời điểm đó.
Web 2.0 – Trao đổi thông tin, sáng tạo nội dung
Thế hệ Web 2.0 cho phép người dùng tương tác, chuyển giao thông tin. Các nền tảng như Youtube, Facebook, Wikipedia,... phát triển nhờ đó người dùng dần có thể tương tác với nội dung mình đọc được và giờ đây họ có thể sáng tạo nội dung và chia sẻ chúng một cách công khai.
Tuy nhiên càng về sau, quyền lực càng được tập trung vào một vài ông lớn, Web 2.0 đang dần đi chệch hướng so với mục đích ban đầu của chúng. Các ông lớn công nghệ ngang nhiên khai thác thông tin cá nhân từ người dùng để kiếm lợi cho bản thân. Để sử dụng một dịch vụ của các nền tảng ở Web 2.0 ta thường phải cung cấp một lượng thông tin nhất định và đó đôi khi là rào cản với những ai muốn tiếp cận các tính năng bên trong. Những nội dung, thông tin được người dùng tạo ra nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của họ khi Facebook, Twitter,... có thể dễ dàng xóa bài viết hoặc khóa tài khoản của một cá nhân nào đó.
Web 3.0 - Chuyển giao giá trị
Web 3.0 là phiên bản được ra đời để giải quyết các vấn đề của Web 2.0. Với Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai. Việc không phải chịu những hạn chế của Web 2.0 cũng là tiền đề để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều yếu tố về lòng tin.
Những thứ Web 3.0 hướng tới
  • Mọi thứ đều minh bạch và có thể xác nhận
  • Bất kỳ ai cũng có thể tham gia
  • Hạn chế tối đa những yếu tố liên quan đến lòng tin
  • Người dùng có toàn quyền với thông tin và tài sản của mình
  • Không thể bị kiểm soát bởi một bên tổ chức tập trung nào đó
  • Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)
  • Không yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân và không thể ngăn cản việc thanh toán, giao dịch của người dùng.
Nhìn vào các đặc điểm trên chúng ta có thể thấy tương sự tương đồng giữa những thứ mà Web 3.0 mang lại và blockchain. Blockchain là một phần không thể thiếu trong sự hình thành của Web 3.0. Có thể nói nhờ blockchain mà có Web 3.0 và nhờ Web 3.0 mà Blockchain có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Crypto chỉ là một ứng dụng được khám phá đầu tiên trong nhiều ứng dụng mà Web 3.0 có thể làm được, trong tương lai sẽ có tác động thay đổi nhân loại như Web 2.0 đã từng và thậm chí còn hơn.
Tiềm năng của Web 3.0
Những đột phá của Web 3.0 đã và đang mở ra những cánh cổng lớn giúp tạo ra những mô hình kinh doanh và ngành nghề mà trước đây ta khó có thể tưởng tượng tới.
Tận dụng tối đa sức mạnh của Blockchain. Việc áp dụng công nghệ blockchain với việc loại bỏ yếu tố lòng tin, tính minh bạch, loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba trong giao dịch đem tất cả lên On-chain đã tạo ra những trải nghiệm và những sản phẩm thực sự tuyệt vời.
Nhờ DeFi ta có thể gửi tiền trong ngân hàng mà không cần phải đến ngân hàng trong khi lãi suất tốt hơn, ta có thể vay mà không cần nhìn mặt chủ nợ, ta có thể tối ưu lợi nhuận bằng cách xoay vòng vốn, staking hoặc farming,...
Hạn chế của Web 3.0
Tuy có một tiềm năng rất to lớn nhưng phải thừa nhận rằng Web 3.0 vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai với nhiều hạn chế phần lớn thì nó bắt nguồn từ những vấn đề cót lõi của các mạng blockchain hiện tại:
  • Vẫn còn một khoảng cách lớn giữ Web 2.0 và Web 3.0 nếu xét về tính mở rộng, tốc độ xử lý,...
  • Vấn đề chi phí, để đăng tải một bài viết lên không gian blockchain không hề rẻ. Dù các chain đang khẳng định có thể xử lý vấn đề phí gas của Ethereum, tuy nhiên họ sẽ phải hi sinh một vài khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề phi tập trung
  • Trải nghiệm người dùng vẫn chưa thực sự tốt vì những kiến thức mới
  • Tính tiếp cận đến với người dùng còn thấp so với các các ứng dụng phổ biến và quen thuộc của Web 2.0
  • Về mặt lý thuyết và trường hợp lý tưởng là nơi giá trị được phân bổ đều. Tuy nhiên những vấn đề về DAO (các tổ chức tự trị) vẫn chưa có lời giải hợp lý.
Các mảnh ghép quan trọng của Blockchain trong Web 3.0
  • Hạ tầng: Là nhóm sản phẩm được đầu tư lớn, bài bản và nhu cầu luôn rất ổn định vì hầu hết các sản phẩm đều phải xây dựng trên nền tảng của họ (Blockchain nền tảng, Oracle, lưu trữ phi tập trung, truy vấn dữ liệu, Host Server,...)
  • DeFi: Nhóm này sẽ thiên về mảng tài chính, giúp luân chuyển giá trị trong hệ thống Web3.0
  • Ứng dụng đời sống: Đây là lớp sát với user nhất và mục đích của nó là đem Web 3.0 đến gần với người dùng. Có thể kể đến các mạng xã hội phi tập trung, các ứng dụng chơi game, nghe nhạc, sáng tạo nội dung,…
Xu thế Web 3.0
Mọi người thường nghe nhiều đến từ khoá Web 3.0 trên các mạng xã hội, các group thảo luận. Web 3.0 từ đó hiện lên như một thứ gì đó rất mới, tiềm năng và có thể ngay lập tức xuống tiền để không bị mất cơ hội. Về cơ bản, anh em tham gia sử dụng các Dapp, các blockchain là đã tham gia vào mạng lưới Web 3.0. Các sản phẩm mới thường lấy từ khoá “Web 3.0” để làm hào nhoáng cho dự án của mình, tuy nhiên anh em cần tỉnh táo để tránh xuống tiền một cách theo cảm tính và theo “tầm nhìn vĩ mô” của người khác.
Web 3.0 là một chủ đề rất rộng, chỉ một trong những ứng dụng của chúng ví dụ như Crypto cũng cần chúng ta dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm bắt.

NFT là gì ? Tương lai thị trường NFT

 NFT hay các token không thể thay thế, hiện đã trở thành một ngành công nghiệp chính. Nhưng cũng như hầu hết các công nghệ mới nổi, có rất nhiều nền tảng và cách tiếp cận cạnh tranh nhau để phát triển và không phải lúc nào cũng rõ ràng đâu mới là nền tảng phù hợp nhất cho một doanh nghiệp.

Trong bài này, nhóm tác giả cho rằng những nền tảng NFT được phân loại từ đơn giản phổ biến (chi phí thấp, có nhiều dịch vụ chung hơn) đến nâng cao (chi phí cao hơn, dịch vụ chuyên biệt hơn).
Có rất nhiều cách khác nhau các nền tảng NFT có thể dùng để tăng thêm giá trị cho cả người mua và người bán. Những nhà sáng tạo có thể dựa vào những đặc điểm nói trên để xác định nền tảng phù hợp để sử dụng.
Không giống như các nền tảng truyền thống (ví dụ Amazon), chúng ta hiếm khi thấy chiến thắng trên thị trường thuộc về duy nhất một người. Điều này là bởi tính cởi mở của Blockchain (có thể truy cập công khai) và những giá trị được tạo ra bởi những dịch vụ được tùy chỉnh bởi người dùng. Các công ty và cá nhân người sáng tạo nên đánh giá xem có bao nhiêu tùy chọn hiện có, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh riêng của họ hay không. Nếu một nền tảng hoặc chiến lược cụ thể có vẻ là cơ hội tốt, họ nên tiếp tục trong việc ứng dụng nó.
NFT có thể chỉ là một cơn sốt tạm thời, nhưng với khối lượng đã giao dịch trong quý 3/2021 là hơn 10 tỷ USD cũng cho thấy nó rất có thể thành một ngành công nghiệp chính mặc dù chỉ là một ngành mới nổi trong thời gian gần đây. (NFT là một công cụ dựa trên Blockchain cho phép bất kỳ ai cũng có thể kiếm tiền từ hình ảnh/video kỹ thuật số.)
Vào tháng 3/2021, nhạc sĩ 3LAU đã hợp tác với công ty khởi nghiệp tiền điện tử Origin Protocol để tạo ra nền tảng chuyên biệt & bán album mới của anh ấy dưới dạng NFT. Kết quả nó đã bán thành công với giá 11,6 triệu đô la. Nghệ sĩ Beeple nổi tiếng đã bán một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được mã hóa với giá 69 triệu đô la thông qua nhà đấu giá Christie's. Giải NBA's Top Shot, thuộc sở hữu của nền tảng tiền điện tử Dapper Labs cho phép người hâm mộ mua/bán các video clip được mã hóa về những điểm nổi bật trong trận đấu bóng rổ, đã thu về hơn 715 triệu đô la.
Cùng với sự phát triển vô cùng nhanh chóng này, các nhà sáng tạo cá nhân và các tổ chức, các công ty lớn từ bán lẻ, giải trí, sản phẩm tiêu dùng, thời trang…cũng đã và đang nghiên cứu cách thức để đưa sản phẩm và dịch vụ của mình tiếp cận với thế giới NFT. Cụ thể là, một số tổ chức cũng đang có tham vọng xây dựng NFT marketplace cho riêng mình bằng cách kết hợp với các công ty công nghệ về Blockchain. Điều này giúp giảm chi phí ban đầu, tiếp cận với nhiều khách hàng hơn cũng như đem lại được nhiều dịch vụ giá trị như marketing, pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật.
𝐂𝐇𝐎̛̣/𝐍𝐄̂̀𝐍 𝐓𝐀̉𝐍𝐆 𝐆𝐈𝐀𝐎 𝐃𝐈̣𝐂𝐇 𝐍𝐅𝐓 𝐋𝐀̀ 𝐆𝐈̀?
Trái ngược với các nền tảng như Spotify và Netflix (cung cấp nội dung kỹ thuật số không giới hạn với một khoản phí đăng ký), các nền tảng NFT được xây dựng dựa trên ý tưởng giao dịch và sở hữu các tài sản vật lý / tài sản kỹ thuật số với số lượng có hạn. Các nền tảng này tận dụng công nghệ Blockchain để xác minh nguồn gốc của nội dung kỹ thuật số, tương tự như cách một nhà đấu giá truyền thống có thể xác minh một tác phẩm nghệ thuật nhất định trên thực tế là bản gốc chứ không phải bản sao. Một số nền tảng thậm chí còn cung cấp khả năng “đốt cháy” mặt hàng, củng cố thêm khái niệm về sự khan hiếm đối với các sản phẩm kỹ thuật số này. Nhật ký giao dịch dựa trên nền tảng Blockchain cũng có thể tạo điều kiện phân bổ tiền bản quyền, tự động chia sẻ phần trăm doanh thu từ việc bán đồ cũ với người tạo ban đầu mỗi khi NFT được giao dịch.
Tất nhiên, cũng như với bất kỳ khoản đầu tư nào vào một lĩnh vực non trẻ, dù việc hợp tác với thị trường phù hợp có thể mang đến nguồn doanh thu hoàn toàn mới, thì việc hợp tác với nền tảng không phù hợp cũng có thể gây ra hậu quả phản tác dụng nghiêm trọng. Khi cần tận dụng một công nghệ mới phát triển nhanh chóng như NFT, không phải lúc nào sự lựa chọn đúng cũng rõ ràng. Để tránh mắc phải những sai lầm tốn kém, điều quan trọng là phải tìm hiểu về toàn cảnh các nền tảng hiện có và xác định nền tảng nào sẽ phù hợp nhất cho các dịch vụ NFT mà bạn cần.
𝐂𝐀́𝐂 𝐋𝐎𝐀̣𝐈 𝐇𝐈̀𝐍𝐇 𝐂𝐇𝐎̛̣ 𝐍𝐅𝐓 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐓𝐇𝐈̣ 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐓𝐀̣𝐈
Mặc dù việc phân loại các thị trường NFT sẽ phải dựa vào tương đối nhiều các yếu tố, có thể nhận thấy rằng sẽ đặc biệt hữu ích nếu phân loại chúng từ mức độ đơn giản cho đến nâng cao. Các thị trường NFT đơn giản sẽ hỗ trợ đa dạng nhiều loại NFT hơn và cung cấp các dịch vụ chung cho người bán tốt hơn, và các thị trường NFT nâng cao sẽ có tính chuyên môn cao hơn và cung cấp trải nghiệm dịch vụ đầy đủ hơn.
Các nền tảng đơn giản bao gồm OpenSea và Rarible, tổ chức cả đấu giá và bán hàng giá cố định cho nhiều loại NFT - gần giống với các nền tảng truyền thống như eBay, Esty hoặc Mercari. Các thị trường này chủ yếu tập trung vào việc cho phép các giao dịch hiệu quả, cung cấp cơ sở hạ tầng thanh toán để chấp nhận cả thẻ tín dụng và tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum và đôi khi là các token đặc biệt khác.
Mặt khác, các nền tảng nâng cao có xu hướng tập trung vào phân khúc đặc thù với tệp khách hàng nhỏ hơn, cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng như tự khởi tạo NFT, tiếp thị, quản lý, những mức giá đề nghị, theo dõi danh mục đầu tư và thậm chí là các trò chơi hoàn chỉnh được xây dựng cùng NFT. Ví dụ: trò chơi NBA’s Top Shop tập trung đặc biệt vào các bộ sưu tập vật phẩm bóng rổ; SuperRare tập trung vào nghệ thuật làm hài lòng thị giác người mua, cung cấp dịch vụ cũng như thu thập thông tin mở rộng; Sorare phát hành game bóng đá dưới dạng Fantasy Soccer (một tựa game nổi tiếng nơi người chơi sẽ thi đấu với nhau hàng tuần).
Những dịch vụ kể trên đem lại rất nhiều giá trị cho người dùng, nhưng tất nhiên, chất lượng đương nhiên sẽ đi kèm một cái giá tương xứng. Để có nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc xây dựng, tích hợp và hỗ trợ một loạt các công cụ và trải nghiệm, các nền tảng cao cấp thường có phí giao dịch cao hơn, cũng như chi phí thiết lập trả trước cao hơn. Các thị trường phổ biến thường có chi phí ban đầu và chi phí vận hành thấp, nhưng cũng vì vậy mà những người sáng tạo nếu muốn tiếp cận khách hàng tốt hơn thì sẽ phải bỏ nhiều công sức và đầu tư vào nguồn lực của riêng họ nhiều hơn.
𝐋𝐀̀𝐌 𝐓𝐇𝐄̂́ 𝐍𝐀̀𝐎 Đ𝐄̂̉ 𝐂𝐎́ 𝐓𝐇𝐄̂̉ 𝐓𝐇𝐀𝐌 𝐆𝐈𝐀 𝐕𝐀̀𝐎 𝐓𝐇𝐈̣ 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐍𝐀̀𝐘?
Làm thế nào để bạn có thể xác định nền tảng nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình? Các công ty có lượng lớn tài sản trí tuệ và đối tượng mục tiêu trong một miền cụ thể có thể thấy nhiều lợi ích hơn khi hợp tác với loại hình nền tảng nâng cao. Số lượng sản phẩm có sẵn có thể dùng để kiếm lợi nhuận lớn hơn, đồng nghĩa với việc có thể thu hồi sớm một khoản tiền lớn. Các nền tảng chuyên biệt này có thể rút ra những trải nghiệm đặc biệt nhằm đảm bảo sự ra mắt thành công và thúc đẩy giá trị bổ sung thông qua các công cụ và dịch vụ thứ cấp.
Nếu bạn không chắc loại dịch vụ chuyên biệt nào có thể phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn nên tìm đến các thử nghiệm NFT từ những người sáng tạo khác để lấy cảm hứng.
Ví dụ: các nghệ sĩ có thể tận dụng các nền tảng này để cung cấp nội dung video độc quyền, tặng một buổi gặp mặt/chào hỏi miễn phí hoặc nâng cấp lên thẻ VIP khi user mua NFT. McLaren Racing gần đây đã khởi động một chương trình cho phép người hâm mộ thu thập các thành phần khác nhau của xe đua Công thức 1 ở dạng kỹ thuật số. Người đầu tiên thu thập tất cả 22 NFT cần thiết để lắp ráp một phiên bản kỹ thuật số hoàn chỉnh của chiếc xe sẽ giành được một chuyến đi miễn phí tới cuộc đua Công thức 1 đó.
Một số nền tảng cao cấp phân tích dữ liệu chi tiết về thời điểm các NFT trên thị trường được mint, số lượng các đối thủ cạnh tranh của NFT đang mint, giá trung bình, doanh số bán hàng và hơn thế nữa. Sau đó, các công ty có thể sử dụng dữ liệu này để đưa ra các lựa chọn sáng suốt về cách khởi tạo và định giá các dịch vụ của riêng họ. Ví dụ: NBA Top Shot cung cấp trang phân tích chi tiết cho từng NFT bao gồm bảng phân tích hoạt động thị trường, lịch sử sở hữu, etc. Tương tự, RCRDSHP cung cấp cho người dùng các phân tích sâu rộng về cả NFT riêng lẻ và trạng thái tổng thể của thị trường. Mặc dù các nền tảng cụ thể trong ngành này có thể có phạm vi tiếp cận hẹp hơn, nhưng chúng cực kỳ hiệu quả trong một thị trường nhất định. Điển hình là Sorare đã tạo ra khối lượng giao dịch gần 20 triệu đô la vào tháng trước và hơn 100 triệu đô la trong năm qua.
Tuy nhiên, đối với các sản phẩm có sức hấp dẫn rộng rãi hơn, các công ty và nhà sáng tạo sẽ hợp tác tốt hơn với những thị trường phổ biến. Ví dụ: Coca-Cola hợp tác với OpenSea để bán đấu giá NFT “Loot Box” bao gồm các phiên bản kỹ thuật số của tủ mát, áo khoác và logo Coca-Cola cổ điển, cũng như một tủ lạnh Coca-Cola thật được chất đầy các sản phẩm Coca-Cola và được giao tận nhà của người chiến thắng. Đó là một dịch vụ đủ đơn giản, không đòi hỏi nhiều về cách thức mà vẫn chuyên môn hóa theo ngành cụ thể. Bộ sưu tập NFT cuối cùng đã được bán với giá hơn 575.000 đô la, sau đó đã được Coca-Cola tặng cho Thế vận hội đặc biệt quốc tế.
𝐓𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐋𝐀𝐈 𝐂𝐔̉𝐀 𝐍𝐅𝐓 𝐍𝐀̆́𝐌 𝐆𝐈𝐔̛̃ 𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 𝐆𝐈̀?
Tại thời điểm này, bạn có thể tự hỏi mình: liệu nền tảng nào trong số nhiều nền tảng này có khả năng trở thành tiêu chuẩn trong ngành giống như Amazon? Các thị trường truyền thống có xu hướng thể hiện người chiến thắng sẽ có tất cả, có nghĩa là khi một nền tảng duy nhất đạt được quy mô, đối thủ cạnh tranh gần như không thể vượt qua nó. Tuy nhiên, trái ngược với thị trường truyền thống, chúng tôi tin rằng không có nền tảng NFT đơn lẻ nào có khả năng đảm nhận vị trí thống trị như vậy. Có hai lý do chính cho điều này:
1 - Thị trường NFT vốn đã cởi mở hơn so với các thị trường truyền thống. Vì NFT được xây dựng trên cơ sở hạ tầng Blockchain một cách công khai hoàn toàn, nên hầu hết dữ liệu giao dịch đều có sẵn. Điều này hạn chế mức độ mà các nền tảng có thể xây dựng các loại dữ liệu hoàn toàn độc quyền.
2 - Sự thành công của các nền tảng nâng cao cho thấy rằng sự khác biệt hóa có giá trị cao đối với cả người mua và người bán. Nhu cầu mạnh mẽ về nhiều thị trường NFT cùng tồn tại, mỗi thị trường tập trung vào một miền khác nhau và cung cấp các công cụ chuyên biệt để giúp các đối tác của họ thành công. Ngay cả trong các ngành, nhiều nền tảng cũng có thể cùng tồn tại, miễn là chúng khác biệt trong các công cụ và trải nghiệm mà chúng cung cấp. Ví dụ: một nền tảng nghệ thuật NFT có thể chuyên về chức năng tự khởi tạo, trong khi một nền tảng khác có thể tập trung vào trải nghiệm chơi game được xây dựng trên các NFT hàng đầu.
Tuy các nền tảng phổ biến cung cấp các giao dịch với chi phí thấp có thể sẽ thu hút phần lớn cả người mua và người bán, nhưng chúng sẽ không bao giờ có thể cung cấp mức độ tùy chỉnh và hỗ trợ theo ngành cụ thể bằng các nền tảng cao cấp hơn. Các nhà đầu tư dường như cũng đồng ý rằng: trong khi các nền tảng phổ biến hoạt động tốt, nhưng các nền tảng cao cấp cũng không hề gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Cụ thể là Dapper Labs đảm bảo mức định giá 7,6 tỷ đô la và Sorare tăng mức kỷ lục 680 triệu đô la với mức định giá 4,3 tỷ đô la.
Vì vậy, nếu bạn là một người sáng tạo, đừng cảm thấy như bạn phải đợi “Amazon của ngành NFT” xuất hiện. Hãy đánh giá các thị trường hiện có dựa trên mức độ phù hợp của chúng với các dịch vụ và nhu cầu kinh doanh độc đáo của bạn. Nếu thấy một thị trường có vẻ phù hợp với mình, hãy tiếp tục và thử nghiệm.
Trong khi NFT vẫn là một ngành đang phát triển, chúng đã chứng tỏ tiềm năng sinh lời cao, tạo ra giá trị thực cho cả người mua và người bán. Cho dù bạn là một thương hiệu lớn như NBA hay một nghệ sĩ độc lập đang phát triển, hợp tác với nền tảng phù hợp là bước quan trọng đầu tiên để thúc đẩy sự tương tác của khách hàng và đảm bảo vị trí của bạn trong nền kinh tế kỹ thuật số mới này.
Nguồn: Harvard Business Review

𝐒𝐨𝐜𝐢𝐚𝐥𝐟𝐢 là gì và trend sắp tới của Crypto

 𝐒𝐨𝐜𝐢𝐚𝐥𝐟𝐢 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐨́ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐞𝐧𝐝 𝐬𝐚̆́𝐩 𝐭𝐨̛́𝐢 ??

socialfi

Defi > NFT > GameFi > Metaverse là những trend đã bùng nổ trong suốt quãng thời gian vừa qua. Câu hỏi đặt ra liệu trend nào sẽ bùng nổ thời gian tới. Cá nhân tôi thì thường ko đoán Trend của thị trường, đó là việc của những nhà kinh tế vĩ mô và người tạo lập thị trường. Việc tôi làm là tìm hiểu và học tập liên tục để khi bất kì 1 trend nào xuất hiện tôi đã có kiến thức để tham gia và lướt trên các con sóng pump của các trend đó
SocialFi là gì: Social + Defi hiểu đơn giản là mạng xã hội phi tập trung và có thể kiếm tiền ở nó. Giống giống gamefi hông
**MarketSize**
Trước hết hãy cũng nhìn vào thị trường social network truyền thống:
Thị trường nền tảng mạng xã hội toàn cầu được đánh giá rơi vào **$192B** vào năm 2019 và dự kiến là **$939B** vào năm 2026 (CAGR 21-28%). Ở mỹ là $62.5B vào năm 2021. 1 Thị trường quá lớn chưa kể đến các hoạt động xung quanh cũng rất nhiều
Hơn 1 nửa thế giới hiện đạng sử dụng mạng xã hội. Tổng dân số thế giới là 7.89B và 4.55B tỉ người đang sử dụng mạng xã hội và thời gian trung sử dụng là 2h27 ngày
---
**Hạn chế của các mạng xã hội**
1. Platform có quá nhiều quyền lực
- Khi bạn tham gia 1 nền tảng mạng xã hội bất kì là bạn phải chơi theo luật của họ dù có bất công thế nào đi chăng nữa (Tài khoản Trump bị facebook xoá, chặn nội dung họ muốn vv..v.v)
2. Người dùng là sản phẩm
- Nếu các bạn ko biết thì từ năm 2012 chỉ với 68 like trên fb họ có thể biết được (Mầu da, khả năng, đồng tính và quan điểm chính trị ) > Và sau 300 like thì hiểu bạn hơn cả bạn tình của bạn :)))
Data là mảnh đất mầu mỡ và thật là nguy hiểm khi ai đó nắm data của mình bạn có thể đọc tại [đây](https://www.vice.com/.../facebook-whistleblower-says...) hoặc bản dịch tiếng việt tại [đây](https://phanphuongdat.com/.../dieu-tra-cua-das-magazine.../)
3. Doanh thu của các mạng xã hội
- Mạng xã hội kiếm tiền từ chính người dùng chúng ta những người đóng góp content, xem quảng cáo,data v.v.v. nhưng chính chúng ta gần như lại ko kiếm được tí $ nào
4. Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các mạng xã hội đem đến cảm xúc tiêu cực cho người dùng
Và tất nhiên, khi có nhiều vấn đề thì cần có các giải pháp để giải quyết. Một trong các giải pháp đó có thể là SocialFi. Cùng xem SocialFi sẽ giải quyết các vấn đề này như thế nào
**SocialFi**
1. Quyền lực trở thành phi tập trung thông qua DAO tôi sẽ nói rõ hơn ở phần Token sau
2. Tuỳ vào mỗi nền tảng nhưng hầu hết dữ liệu cá nhân sẽ được bảo vệ hơn, biết được họ thu thấp dự liệu sử dụng và mục đích gì thậm chí có thể kiếm tiền trực tiếp từ nó
3. Doanh thu minh bạch, có thể kiếm $ được từ nhiều cách khác nhau
4. Kết nối mọi người đến gần nhau hơn đặc biết là Creator > người follow. Khuyến khích người dùng sáng tạo và đóng góp để có thể kiếm được tiền
Cách thức hoạt động:
Tôi chia cách thức hoạt động của các dự án SocialFi ra làm 3 loại
1: Token của platform: Khá là phổ biến và có rất nhiều cái tên nổi bật từ 2018 cho đến nay như Deso, Torum, Steem, Viamirror, Mask, Fyooz
- Như đã nói ở trên người dùng SocialFi sẽ có nhiều quyền lực hơn thông qua việc nắm giữ token. Người sở hữu token sẽ có được quyền quản lý và bỏ phiếu theo hướng của nhóm hoặc tổ chức. Những phiếu bầu này xác định cách thức quản lý hoặc tỷ chia sẻ lợi nhuận. Ngoài ra, các thành viên cộng đồng có thể bỏ phiếu cho các đề xuất khác do các thành viên khác gửi. Ngoài ra còn nhiều tác dụng tuỳ mỗi platform họ nghĩ ra
- Ví dụ: Để dễ hiểu là trong 1 công ty bạn sẽ là 1 trong những người quyết định cách hoạt động, doanh thu chia ra sao, chia cổ tức thế nào, bầu ai v.v..v
2: Token Cộng đồng (Fan token ) + Token cá nhân (Người nổi tiếng) Messari có chia thành 2 loại nhưng tôi thấy khá giống nhau về cách hoạt động nên để thành 1. Nếu quan tâm chi tiết mọi người có thể đọc thêm tại [đây](https://messari.io/article/the-social-token-bible). Dẫn đầu là CHZ theo sau là Rally, Whale,
- Người hâm mộ và người nổi tiếng, clb có thể sử dụng token của mình như 1 tài sản để biểu quyết, tặng, tương tác, mua những sản phẩm của câu lạc bộ hoặc người nổi tiếng mà mình yêu thích. Thâm chí còn có thể đầu tư vào cá nhân hay tổ chức
- Hiện tại thì tại đã có rất nhiều Fantoken đã được phát hành trên thị trường và Binance dường như đang là người đi đầu trong lĩnh vực này với một loạt hoạt động liên quan đến fantoken. Mọi người có thể xem report về Fantoken tại [đây](https://twitter.com/bsc_daily/status/1472229222584311816)
3: NFT cá nhân tôi đánh giá sẽ là yếu tố chính để thay đổi cuộc chơi Social thời gian tới với nhưng ưu điểm sau
- Mô hình subscription nổi tiếng có thể được tạo bằng NFT. Tưởng tượng bạn xem netflix hay đọc báo, nghe spotify giờ được tính bằng NFT
- Không còn tình trạng Fake ảnh, fake account bởi vì giờ đây đã có NFT
- Mua các ấn phẩm được biệt được các fanclub hoặc người nổi tiếng tạo bằng NFT (Tranh, nhạc v..v.)
- Tham gia các group hoặc community chất lượng yêu cầu trả phí bằng cách mua NFT và hoàn toàn có thể trao đổi nếu bạn thấy chán
- Kiếm được tiền từ NFT đó + nghệ sĩ raise được $ từ cộng đồng
Tưởng tượng khi các nghệ sĩ indie hoặc các nhà làm phim nghiệp dư có ý tưởng 1 bộ phim hay bài hát tuyệt vời nhưng ko có $ để phát triển. Họ liên hệ các công ty giải trí để phát hành và dĩ nhiên bản quyền,doanh thu từ bộ phim/bài hát hầu hêt sẽ về túi các công ty kia
Nhưng nay họ có thể kêu gọi $ khổng từ trên toàn thế giới bằng cách mint ra NFT sản phẩm của họ. Bạn mua NFT của họ bạn trở thành nhà đầu tư và được nhận $ nếu dự án thành công. Bản quyền vẫn thuộc về nghệ sĩ
Tuyệt vời phải không nào 😀
**Các quỹ đầu tư vào SocialFI**
Xem backer luôn luôn là 1 trong những tiêu chí để đánh giá dự án trong thị trường crypto này. Cùng tôi đi 1 vòng xem các ông lớn quan tâm ra sao với các dự án SocialFi này nhé
Deso : A16z, CoinBase, Pantera
Sorare : SoftBank
Solcial: Alameda,GBV
Grape: Longhash, Skyvision
Fantoken: Binance
Yessport: Longhash,CMS
Đa phần mình thấy tất cả các chain + ông lớn đều đã ngồi hết ở trend này rồi, còn bay bao giờ thì chưa biết nhưng họ đã bet rồi cũng đáng để chúng ta quan tâm phải không nào ??
Tổng kết:
Giống như khi trend Defi đầu tiên đến đem theo những cái tên như AAVE, CRV, UNI, 1INCH v.v. thì SocialFi cũng vậy. Tất cả đang chạy đua để tìm một mô hình hoàn hảo nhất nếu thực sự quan tâm đến trend SocialFi hay thử tự tìm hiểu, skin in the game và tìm cho mình một dự án với mô hình phù hợp với bạn nhất
Rảnh làm thêm 1 bài về trend music sẻ ở trong trend Social này hoặc có thể là 1 bigtrend

Web 3.0 là gì ? Defi là gì ? và tương lai phát triển của chúng

 𝐖𝐄𝐁 𝟑.𝟎 𝐕𝐀̀ 𝐃𝐄𝐅𝐈 𝐋𝐀̀ 𝐆𝐈̀? 𝐕𝐀̀ 𝐍𝐎́ 𝐒𝐄̃ 𝐏𝐇𝐀́𝐓 𝐓𝐑𝐈𝐄̂̉𝐍 𝐍𝐇𝐔̛ 𝐓𝐇𝐄̂́ 𝐍𝐀̀𝐎 𝐓𝐑𝐎𝐍𝐆 𝐓𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐋𝐀𝐈?

Web 3.0 la gi

Cũng giống như Web 2.0 sẽ không tự động thay thế hoàn toàn Web 1.0, quá trình chuyển đổi sang Web 3.0 sẽ cần thời gian và sự tích hợp với các hệ thống trực tuyến hiện tại.
Tại sao Web 3.0 được tạo ra và nó sẽ mang lại những gì? Để hiểu được điều này, ta cần phải quay ngược thời gian và xem xét kỹ hơn các phiên bản tiền nhiệm của nó, Web 1.0 và 2.0.
𝐖𝐞𝐛 𝟏.𝟎
Cũng như thời kỳ Trung cổ, Web 1.0 không được đặt tên cho đến khi nó trở nên lỗi thời. Như chúng ta đã biết, 'World Wide Web' chỉ là một tập hợp các trang web tĩnh chứa nhiều thông tin và không có nội dung tương tác. Muốn kết nối mạng, bạn sẽ quay số thông qua một modem ọp ẹp và trong suốt thời gian đó không ai trong nhà có thể sử dụng điện thoại. Đó là mạng lưới các chat room AOL của AltaVista và Ask Jeeves, và MSN Messenger. Nó chậm kinh khủng. Bạn muốn stream video và âm nhạc? Vậy thì phải mất ít nhất một ngày để tải xuống các bài hát đấy!
𝐖𝐞𝐛 𝟐.𝟎
Hầu hết các modem và các bộ nhớ giao diện tẻ nhạt và nhàm chán đã biến mất. Tốc độ Internet nhanh hơn đã mở đường cho nội dung tương tác và Web không còn chỉ là việc quan sát, mà là việc tham gia trực tiếp. Sự chia sẻ thông tin trên toàn cầu đã tạo ra kỷ nguyên của ‘phương tiện truyền thông xã hội’; Youtube, Wikipedia, Flickr và Facebook đã đưa ra tiếng nói cho những người “thấp cổ bé họng” và cung cấp một phương tiện để các cộng đồng có cùng chí hướng phát triển mạnh mẽ.
Thực tế đó đã đặt ra câu hỏi, nếu Web 2.0 tuyệt đến vậy, thì vấn đề của nó là gì?
𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐚̀𝐧𝐠
Liên Hợp Quốc ước tính rằng từ năm 2000 đến năm 2015, lượng người dùng Internet đã tăng từ 738 triệu lên 3,2 tỷ. Đó là một thống kê đáng kinh ngạc và như các công ty kỹ thuật số lớn đang nhận ra, thông tin cá nhân là một tài sản vô cùng quý giá. Do đó, một lượng lớn dữ liệu bắt đầu được lưu trữ trong các máy chủ trung tâm, với những ‘giám sát viên’ lớn nhất là Amazon, Facebook và Twitter. Nhiều người chấp nhận hy sinh sự bảo mật để đánh đổi với sự tiện ích; cho dù họ có biết hay không, danh tính, thói quen duyệt web, thói quen tìm kiếm và thông tin mua sắm trực tuyến của họ đều có khả năng được bán cho người trả giá cao nhất.
𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐦𝐚̣𝐧𝐠 𝐖𝐞𝐛 𝟑.𝟎
Ở giai đoạn này, những người ủng hộ Web 2.0 đã có thể hình dung ra một công nghệ kế nhiệm. Họ hình dung trang Web thế hệ tiếp theo sẽ hướng tới tầm nhìn của Web 1.0 một cách đầy hoài cổ: mang tính “con người” hơn và bảo vệ quyền riêng tư hơn. Thay vì quyền lực (và dữ liệu) tập trung vào tay các công ty lớn trên, nó nên được trả lại cho các chủ sở hữu hợp pháp.
Tầm nhìn về một môi trường web công bằng hơn, minh bạch hơn trên thực tế đã có từ khoảng năm 2006, nhưng các công cụ và công nghệ chưa sẵn sàng vào thời điểm đó. Bitcoin đã mang đến khái niệm về một sổ cái phân tán hoặc blockchain để lưu trữ kỹ thuật số ngang hàng. Vì vậy, sự phi tập trung là ý tưởng chính; blockchain là phương tiện.
Trong khi Web 2.0 đã dân chủ hóa nhiều cấu trúc quyền lực và tạo ra nhiều cơ hội mới, động cơ kinh tế phần lớn đã được tư nhân hóa và trở nên độc quyền. Nhiều công ty lớn đã tạo ra các mạng lưới cơ sở hạ tầng công cộng riêng do chính họ thống trị. Tuy nhiên, Web 3.0 thì ngược lại, nó liên quan đến nhiều trung tâm lợi nhuận chia sẻ giá trị trên một mạng lưới mở.
𝐖𝐞𝐛 𝟑.𝟎 𝐜𝐨́ 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐮̛𝐮 đ𝐢𝐞̂̉𝐦
𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐤𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐬𝐨𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐚̂𝐦: Loại bỏ bên trung gian khỏi quy trình, các blockchain như Ether cung cấp một nền tảng đáng tin cậy với các quy tắc không thể phá vỡ và dữ liệu đã được mã hóa hoàn toàn.
𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐬𝐨̛̉ 𝐡𝐮̛̃𝐮 𝐝𝐮̛̃ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮: Người dùng cuối sẽ giành lại toàn quyền kiểm soát dữ liệu của họ với bảo mật được mã hóa và sau đó có thể chia sẻ thông tin trong trường hợp cần thiết với sự cho phép. Hiện tại, các công ty lớn có một số lượng lớn máy chủ để lưu trữ thông tin về chế độ ăn uống, thu nhập, sở thích, chi tiết thẻ tín dụng, v.v.
𝐆𝐢𝐚̉𝐦 đ𝐚́𝐧𝐠 𝐤𝐞̂̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐯𝐮̣ 𝐡𝐚𝐜𝐤 𝐯𝐚̀ 𝐱𝐚̂𝐦 𝐩𝐡𝐚̣𝐦 𝐝𝐮̛̃ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮: Vì dữ liệu được phân cấp và phân tán, tin tặc sẽ cần phải đóng toàn bộ mạng lưới, điều khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Cũng giống như Web 2.0 sẽ không tự động thay thế hoàn toàn Web 1.0, quá trình chuyển đổi sang 3.0 sẽ cần thời gian và sự tích hợp với các hệ thống trực tuyến hiện tại.
𝐃𝐞𝐅𝐢
Lời hứa hẹn về tiền kỹ thuật số chính là việc cung cấp cho tất cả mọi người, cho dù họ ở đâu, một công cụ để thu nợ và thanh toán.
Phong trào tài chính phi tập trung (DeFi) hoặc tài chính mở đưa lời hứa này tiến thêm một bước nữa. Ví dụ, sẽ như thế nào nếu có một bên cung cấp các giải pháp mở toàn cầu cho mọi dịch vụ tài chính mà chúng ta sử dụng ngày nay (tiết kiệm, cho vay, giao dịch, bảo hiểm, v.v.) mà bất kỳ ai trên thế giới đều có thể truy cập thông qua điện thoại thông minh và kết nối Internet?
Điều này có thể thực hiện được trên các blockchain hợp đồng thông minh như Ether. “Hợp đồng thông minh” là một chương trình chạy trên blockchain và có thể được thực thi tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Các hợp đồng thông minh này cho phép các nhà phát triển xây dựng các chức năng phức tạp hơn so với việc chỉ gửi và nhận tiền điện tử. Các chương trình này hiện được gọi là ứng dụng phi tập trung hoặc DApp.
Người dùng có thể coi DApp là một ứng dụng được xây dựng trên công nghệ phi tập trung hơn là được xây dựng và kiểm soát bởi một tổ chức hoặc công ty duy nhất.
Mặc dù một số khái niệm có vẻ đi trước thời đại - như các khoản vay tự động được thương lượng trực tiếp giữa hai người hoàn toàn xa lạ ở các khu vực khác nhau trên thế giới, không cần tới ngân hàng làm trung gian, do đó nhiều dapp đã được sử dụng trong trường hợp này. Có những DApp DeFi cho phép người dùng tạo các stablecoin (có giá trị được neo theo đồng đô la Mỹ), cho vay tiền và kiếm lãi từ tiền điện tử, cho vay, hoán đổi một tài sản này sang một tài sản khác, mua hoặc bán tài sản và thực hiện các chiến lược đầu tư nâng cao một cách tự động.
Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐠𝐢̀ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐚́𝐜 𝐃𝐀𝐩𝐩 𝐃𝐞𝐅𝐢 𝐧𝐚̀𝐲 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐠𝐚̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝐜𝐚́𝐜 𝐭𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐭𝐚̀𝐢 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̣ 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐏𝐡𝐨̂́ 𝐖𝐚𝐥𝐥?
Về cốt lõi, các hoạt động này không được điều hành bởi các tổ chức và nhân viên, mà bởi các quy tắc viết bởi các dòng lệnh (hoặc hợp đồng thông minh). Khi một hợp đồng thông minh được triển khai trên blockchain, các DApp của DeFi có thể tự chạy mà không cần hoặc cần rất ít sự can thiệp của con người (mặc dù trong thực tế, các nhà phát triển vẫn duy trì dapp qua việc nâng cấp hoặc sửa lỗi).
Đoạn mã này thì cực kỳ minh bạch trên blockchain và có thể được xem xét bởi bất kỳ ai. Điều này xây dựng một mức độ tin cậy cao hơn với người dùng, vì bất kỳ ai cũng có cơ hội hiểu chức năng của hợp đồng, hoặc tìm ra lỗi. Tất cả hoạt động giao dịch cũng được công khai và bất kỳ ai cũng có thể xem được. Mặc dù điều này có thể làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư, nhưng mặc định thì các giao dịch được ẩn danh, tức là không được liên kết trực tiếp với danh tính thực của người dùng.
𝐃𝐚𝐩𝐩 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐚̂̀𝐮: cho dù ở Texas hay Tanzania, người dùng sẽ có quyền truy cập vào cùng một dịch vụ và mạng lưới DeFi. Tất nhiên, các quy định của địa phương có thể vẫn cần phải được tuân thủ, nhưng về mặt kỹ thuật, bất cứ ai có kết nối Internet đều có thể sử dụng hầu hết các ứng dụng DeFi.
Không cần giấy phép để tạo và không cần giấy phép để sử dụng: bất kỳ ai cũng có thể tạo ứng dụng DeFi và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng chúng. Không giống như tài chính hiện tại, không có vật cản hay thông tin tài khoản dài dòng nào - người dùng tương tác với các hợp đồng thông minh trực tiếp thông qua ví tiền điện tử của họ.
𝐓𝐫𝐚̉𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐨𝐚̣𝐭: bạn không thích giao diện của một dapp nào đó? Không thành vấn đề - người dùng có thể sử dụng giao diện của một bên thứ ba, hoặc tạo giao diện của riêng mình. Hợp đồng thông minh giống như một API mở mà bất kỳ ai cũng có thể tự chỉnh sửa ứng dụng.
𝐊𝐡𝐚̉ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐚́𝐜: các ứng dụng DeFi mới có thể được xây dựng hoặc kết hợp bằng cách gộp chung các sản phẩm DeFi khác, ví dụ như stablecoin, sàn giao dịch phi tập trung và thị trường dự đoán có thể được kết hợp lại để tạo thành các sản phẩm hoàn toàn mới.
𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐥𝐚𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐃𝐞𝐅𝐢 𝐬𝐞̃ 𝐫𝐚 𝐬𝐚𝐨?
Tiền tệ và tài chính đã xuất hiện dưới hình thức này hay hình thức khác kể từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại. Tiền điện tử chỉ là bản thể mới nhất dưới dạng kỹ thuật số. Trong những năm tới, chúng ta có thể thấy mọi dịch vụ tài chính mà chúng ta sử dụng trong hệ thống tiền pháp định ngày nay sẽ được xây dựng lại cho hệ sinh thái tiền điện tử. Chúng ta đã chứng kiến việc phát hành và trao đổi tài sản, cho vay, lưu ký và các công cụ phái sinh được xây dựng cho tiền điện tử rồi.
𝐓𝐚 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̛̀ 𝐠𝐢̀ 𝐯𝐚̀𝐨 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐥𝐚𝐢?
Thế hệ đầu tiên của các DApp DeFi chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp làm đảm bảo. Nghĩa là, người dùng cần phải sở hữu tiền điện tử và cung cấp nó làm tài sản thế chấp để vay thêm tiền điện tử. Cho vay tín chấp truyền thống vốn cần phải dựa vào hệ thống nhận dạng để người đi vay có thể xây dựng tín dụng và tăng khả năng cho vay của họ, giống như hệ thống SSN và điểm FICO ngày nay. Tuy nhiên, không giống như các hệ thống nhận dạng và tín dụng hiện nay, hệ thống danh tính phi tập trung phải vừa phải được phổ cập, vừa phải bảo vệ quyền riêng tư.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự đổi mới trong thị trường bảo hiểm. Ngày nay, nhiều khoản vay DeFi được thế chấp vượt mức (có nghĩa là chúng cực kỳ an toàn vì có dư lượng tài sản dự trữ). Nhưng “điểm đen” của DeFi chính là lỗ hổng hợp đồng thông minh. Nếu một tin tặc tìm thấy và khai thác một lỗi trong mã nguồn mở của dapp, hàng triệu đô la có thể bị đánh cắp ngay lập tức.
Một xu hướng khác là trải nghiệm người dùng tốt hơn. Thế hệ DApp đầu tiên được xây dựng bởi những người đam mê blockchain, và chỉ dành cho những người đam mê blockchain. Các DApp này đã làm rất tốt công việc thể hiện các tiềm năng mới thú vị của DeFi, nhưng tính khả dụng vẫn cần cải thiện rất nhiều. Phiên bản mới nhất của các ứng dụng DeFi ưu tiên thiết kế thân thiện và dễ sử dụng để mở ra các dịch vụ tài chính cho nhiều đối tượng hơn.
Trong tương lai, chúng ta hy vọng rằng ví tiền điện tử sẽ là cổng thông tin cho tất cả hoạt động tài sản kỹ thuật số của người dùng, giống như việc trình duyệt Internet ngày nay là cánh cổng để người dùng truy cập vào thế giới tin tức và dữ liệu. Hãy tưởng tượng một giao diện bảng điều khiển không chỉ hiển thị tài sản thuộc sở hữu của người dùng mà còn có bao nhiêu tài sản đang nằm trong các thỏa thuận tài chính mở khác nhau (các khoản vay, nhóm tài sản và hợp đồng bảo hiểm).
Trên toàn hệ sinh thái DeFi, chúng ta cũng đang thấy được xu hướng phi tập trung hóa việc quản lý và ra quyết định. Mặc dù thuật ngữ 'phi tập trung hóa' được dùng trong DeFi, ngày nay nhiều dự án vẫn có những “master key” để các nhà phát triển tắt hoặc vô hiệu hóa các DApp. Điều này được thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, và cung cấp một “van đóng khẩn cấp” trong trường hợp các mã lệnh không chính xác. Tuy nhiên, khi các dòng lệnh được kiểm tra nhiều và kỹ càng hơn, người ta sẽ trông chờ các nhà phát triển loại bỏ các “công tắc cửa hậu” này. Cộng đồng DeFi đang thử nghiệm nhiều cách cho phép các bên liên quan bỏ phiếu cho những quyết định, bao gồm cả việc sử dụng các tổ chức tự trị phi tập trung dựa trên blockchain (DAO).
Một điều kỳ diệu đang xảy ra trong hệ thống tài chính mở - tiền điện tử đang mang hệ thống tiền tệ lên không gian trực tuyến, và mọi người đang thấy được những bước nhảy vọt lớn về cách hệ thống tiền tệ hoạt động. Đây là cơ hội hiếm có để chứng kiến một ngành công nghiệp hoàn toàn mới nở rộ từ con số không. Thị trường DeFi sẽ là nơi đầu tiên bắt kịp với ngành dịch vụ tài chính ngày nay. Nhưng sau một khoảng thời gian dài, ngay cả khi quyền xây dựng các dịch vụ tài chính được dân chủ hóa cho bất kỳ ai có thể viết code, thật khó để tưởng tượng sự đổi mới sẽ dẫn đến kết quả như thế nào.

bán đất đà nẵng