đăng ký sàn binance      
 
mua bán coin sàn mxc      

Sài Gòn

[sai-go][column2][#FF6633]
Bán căn hộ fpt plaza đà nẵng
Hiển thị các bài đăng có nhãn defi. Hiển thị tất cả bài đăng

DeFi 2.0 là gì và ưu nhược điểm của DeFi 2.0

Trong thời gian vừa qua, DeFi 2.0 là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá mới lạ khiến nhiều bạn "hoang mang" trong quá trình xác định dự án DeFi 2.0 để đầu tư. Hôm nay tôi sẽ viết 1 bài để các bạn phân biệt giữa 1 và 2 nhé:

DeFi 2.0 là tập hợp các dự án nhằm cải thiện các vấn đề của DeFi 1.0. Mục đích của DeFi là mang tài chính đến với đại chúng. Tuy nhiên, mô hình này đã gặp những khó khăn về khả năng mở rộng, bảo mật, phi tập trung, thanh khoản và khả năng tiếp cận thông tin. DeFi 2.0 muốn cải thiện những điều này và làm cho trải nghiệm người dùng thân thiện hơn. Nếu thành công, DeFi 2.0 có thể giúp giảm thiểu rủi ro và rào cản tới những người dùng muốn sử dụng nó.



1.Nhược điểm của DeFi1.0


Đầu tiên, về phí giao dịch, tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng thì thấp, tokenomics, doanh thu, lợi nhuận, và cuối cùng là kết quả sử dụng vốn của DeFi 1.0

Tiếp theo là vấn đề về bảo mật, năm nay có khá nhiều vụ Hack liên quan khá nhiều đến DeFi ví dụ như: Ronin Bridge, Wormhole, Beanstalk,....

Cái quan trọng nhất là thanh khoản khá thấp, phân mảnh, không bền vững, đa số tất cả những dự án mới ra đời đều tăng trưởng mạnh rồi vụt tắt

Cuối cùng, Hiệu quả sử dụng vốn chưa bao giờ là tối ưu hóa, nguồn sử dụng để dung cấp trên AMM vẫn chưa tối ưu hóa hết mức, người cho vay thì nhiều hơn cả người đi vay, làm cho lợi nhuận không nhiều ( tức là người cung cấp thanh khoản không cao)

DeFi 1.0 đã được chứng minh là cực kỳ phổ biến, với tổng giá trị bị khóa tăng trên 270 tỷ đô la vào ngày 26 tháng 11 năm 2021 (dữ liệu theo rcrypto.com). Một trong những điểm thu hút chính của DeFi chắc chắn là lãi xuất cao, vượt xa những gì ngân hàng và hầu hết các công cụ tài chính truyền thống khác có thể cung cấp. Ví dụ: các giao thức blue-chip DeFi (ví dụ như Curve, Sushi) thường cung cấp khoảng 2% -15% APY trên các tài sản tiền điện tử khác nhau, trong khi các giao thức rủi ro khác có thể có lãi xuất hấp dẫn như 35.000% APY.

Tuy nhiên, qua quá trình vận hành defi 1.0 có nhược điểm đó là lạm phát token. Khi các nhà đầu tư tiến hành staking, hay tạo thanh khoản cho các sàn defi 1.0, sàn thường lấy token của mình trả lãi cho nhà đầu tư. Vì thế, lạm phát token là không tránh khỏi, dẫn đến giá trị của token ngày càng giảm.


2. Ưu điểm của DeFi2.0


-Tập trung nhiều hơn về tốc độ, tập trung khả năng mở rộng( ví dụ Ethereum có Layer2, BNB Chain ra mắt zkBNB và có thêm Chains Of Chains

- Tính tập trung sẽ được cải thiện bằng DAO, phấn đấu để trở thành tiêu chí của DeFi Protocol

- Hiệu quả sử dụng vốn sẽ được tối ưu hóa do tính tập trung và phí đã được cải thiện kéo theo VOLUME cao hơn, thu lại nhiều doanh thu

Để xử lý các vấn đề mà defi 1.0 gặp phải, defi 2.0 đã xuất hiện và đang dần chứng minh được ưu thế của mình. Kết hợp với các sàn TRADE FUTURES DEX (DEX phái sinh), defi 2.0 chính là mảnh ghép hoàn hảo của các sàn TRADE FUTURES DEX. 

Khi Defi 2.0 kết hợp với sàn TRADE FUTURES DEX các nhà đầu tư có thể đóng vai trò là người cung cấp thanh khoản hoặc trader.

- Đối với các nhà đầu tư: Với việc stake, tạo thanh khoản cho sàn TRADE FUTURES DEX. Nhà đầu tư vừa được được hưởng hoa hồng từ phí giao dịch khi người dùng thực hiện giao dịch. Đồng thời cũng được hưởng hoa hồng từ việc thua lỗ của trader.

- Đối với trader: Không cần đăng ký, xác minh. Trader tự quản lý tài sản của mình. Khớp lệnh chuẩn giá hoặc ít trượt giá đối với sàn có pool thanh khoản cao. Nếu trade thắng, thì sẽ lấy lợi nhuận từ pool thanh khoản

- Đối với người thông minh: Họ có cấp thanh khoản cho sàn để hưởng lãi. Sau đó man lãi đi TRADE FUTURES. Trường hợp thì mấy lãi, trường thắng thì lãi kép. Khi có lãi, lại tiếp tục tái đầu tư, cũng cấp thanh khoản cho sàn => Lãi tam, lãi tứ.

- Đối với sàn: Sàn chỉ đứng ra trung gian giữa bên cung cấp thanh khoản và bên trader. Chính vì thế các giao dịch trên TRADE FUTURES DEX được đánh giá cao hơn về tính minh bạch và khả năng bảo mật.

- Hiện tại volume giao dịch phái sinh trên sàn DEX chỉ chiếm khoảng từ 0.97 - 2% (tuỳ thời điểm) so với với CEX khoảng 778m/12 tỷ USD (theo theblock.co dữ liệu ngày 10/10). Như vậy có thể thấy tiềm năng của thị trường này còn rất lớn và mảnh đất dành cho TRADE FUTURES DEX phát triển còn rất rộng.

- Theo bạn, thì defi 2.0, TRADE FUTURES DEX có thể là xu hướng và sẽ bùng nổ trong 2 năm tới, hoặc trong chu kỳ tới hay không?


Tổng kết lại, Quan trọng nhất DeFi phải tối ưu hóa được thanh khoản để tạo ra được Real Yield.

Lưu ý:

- Không phải dự án nào được CoinMarketCap list là DeFi 2.0 mới là Dự án DeFi 2.0

- Có những dự án DeFi 2.0 rất gần gũi, hoạt động vô cùng hiệu quả nhưng lại chẳng ai chú ý



Web 3.0 là gì ? Defi là gì ? và tương lai phát triển của chúng

 𝐖𝐄𝐁 𝟑.𝟎 𝐕𝐀̀ 𝐃𝐄𝐅𝐈 𝐋𝐀̀ 𝐆𝐈̀? 𝐕𝐀̀ 𝐍𝐎́ 𝐒𝐄̃ 𝐏𝐇𝐀́𝐓 𝐓𝐑𝐈𝐄̂̉𝐍 𝐍𝐇𝐔̛ 𝐓𝐇𝐄̂́ 𝐍𝐀̀𝐎 𝐓𝐑𝐎𝐍𝐆 𝐓𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐋𝐀𝐈?

Web 3.0 la gi

Cũng giống như Web 2.0 sẽ không tự động thay thế hoàn toàn Web 1.0, quá trình chuyển đổi sang Web 3.0 sẽ cần thời gian và sự tích hợp với các hệ thống trực tuyến hiện tại.
Tại sao Web 3.0 được tạo ra và nó sẽ mang lại những gì? Để hiểu được điều này, ta cần phải quay ngược thời gian và xem xét kỹ hơn các phiên bản tiền nhiệm của nó, Web 1.0 và 2.0.
𝐖𝐞𝐛 𝟏.𝟎
Cũng như thời kỳ Trung cổ, Web 1.0 không được đặt tên cho đến khi nó trở nên lỗi thời. Như chúng ta đã biết, 'World Wide Web' chỉ là một tập hợp các trang web tĩnh chứa nhiều thông tin và không có nội dung tương tác. Muốn kết nối mạng, bạn sẽ quay số thông qua một modem ọp ẹp và trong suốt thời gian đó không ai trong nhà có thể sử dụng điện thoại. Đó là mạng lưới các chat room AOL của AltaVista và Ask Jeeves, và MSN Messenger. Nó chậm kinh khủng. Bạn muốn stream video và âm nhạc? Vậy thì phải mất ít nhất một ngày để tải xuống các bài hát đấy!
𝐖𝐞𝐛 𝟐.𝟎
Hầu hết các modem và các bộ nhớ giao diện tẻ nhạt và nhàm chán đã biến mất. Tốc độ Internet nhanh hơn đã mở đường cho nội dung tương tác và Web không còn chỉ là việc quan sát, mà là việc tham gia trực tiếp. Sự chia sẻ thông tin trên toàn cầu đã tạo ra kỷ nguyên của ‘phương tiện truyền thông xã hội’; Youtube, Wikipedia, Flickr và Facebook đã đưa ra tiếng nói cho những người “thấp cổ bé họng” và cung cấp một phương tiện để các cộng đồng có cùng chí hướng phát triển mạnh mẽ.
Thực tế đó đã đặt ra câu hỏi, nếu Web 2.0 tuyệt đến vậy, thì vấn đề của nó là gì?
𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐚̀𝐧𝐠
Liên Hợp Quốc ước tính rằng từ năm 2000 đến năm 2015, lượng người dùng Internet đã tăng từ 738 triệu lên 3,2 tỷ. Đó là một thống kê đáng kinh ngạc và như các công ty kỹ thuật số lớn đang nhận ra, thông tin cá nhân là một tài sản vô cùng quý giá. Do đó, một lượng lớn dữ liệu bắt đầu được lưu trữ trong các máy chủ trung tâm, với những ‘giám sát viên’ lớn nhất là Amazon, Facebook và Twitter. Nhiều người chấp nhận hy sinh sự bảo mật để đánh đổi với sự tiện ích; cho dù họ có biết hay không, danh tính, thói quen duyệt web, thói quen tìm kiếm và thông tin mua sắm trực tuyến của họ đều có khả năng được bán cho người trả giá cao nhất.
𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐦𝐚̣𝐧𝐠 𝐖𝐞𝐛 𝟑.𝟎
Ở giai đoạn này, những người ủng hộ Web 2.0 đã có thể hình dung ra một công nghệ kế nhiệm. Họ hình dung trang Web thế hệ tiếp theo sẽ hướng tới tầm nhìn của Web 1.0 một cách đầy hoài cổ: mang tính “con người” hơn và bảo vệ quyền riêng tư hơn. Thay vì quyền lực (và dữ liệu) tập trung vào tay các công ty lớn trên, nó nên được trả lại cho các chủ sở hữu hợp pháp.
Tầm nhìn về một môi trường web công bằng hơn, minh bạch hơn trên thực tế đã có từ khoảng năm 2006, nhưng các công cụ và công nghệ chưa sẵn sàng vào thời điểm đó. Bitcoin đã mang đến khái niệm về một sổ cái phân tán hoặc blockchain để lưu trữ kỹ thuật số ngang hàng. Vì vậy, sự phi tập trung là ý tưởng chính; blockchain là phương tiện.
Trong khi Web 2.0 đã dân chủ hóa nhiều cấu trúc quyền lực và tạo ra nhiều cơ hội mới, động cơ kinh tế phần lớn đã được tư nhân hóa và trở nên độc quyền. Nhiều công ty lớn đã tạo ra các mạng lưới cơ sở hạ tầng công cộng riêng do chính họ thống trị. Tuy nhiên, Web 3.0 thì ngược lại, nó liên quan đến nhiều trung tâm lợi nhuận chia sẻ giá trị trên một mạng lưới mở.
𝐖𝐞𝐛 𝟑.𝟎 𝐜𝐨́ 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐮̛𝐮 đ𝐢𝐞̂̉𝐦
𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐤𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐬𝐨𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐚̂𝐦: Loại bỏ bên trung gian khỏi quy trình, các blockchain như Ether cung cấp một nền tảng đáng tin cậy với các quy tắc không thể phá vỡ và dữ liệu đã được mã hóa hoàn toàn.
𝐐𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐬𝐨̛̉ 𝐡𝐮̛̃𝐮 𝐝𝐮̛̃ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮: Người dùng cuối sẽ giành lại toàn quyền kiểm soát dữ liệu của họ với bảo mật được mã hóa và sau đó có thể chia sẻ thông tin trong trường hợp cần thiết với sự cho phép. Hiện tại, các công ty lớn có một số lượng lớn máy chủ để lưu trữ thông tin về chế độ ăn uống, thu nhập, sở thích, chi tiết thẻ tín dụng, v.v.
𝐆𝐢𝐚̉𝐦 đ𝐚́𝐧𝐠 𝐤𝐞̂̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐯𝐮̣ 𝐡𝐚𝐜𝐤 𝐯𝐚̀ 𝐱𝐚̂𝐦 𝐩𝐡𝐚̣𝐦 𝐝𝐮̛̃ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮: Vì dữ liệu được phân cấp và phân tán, tin tặc sẽ cần phải đóng toàn bộ mạng lưới, điều khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Cũng giống như Web 2.0 sẽ không tự động thay thế hoàn toàn Web 1.0, quá trình chuyển đổi sang 3.0 sẽ cần thời gian và sự tích hợp với các hệ thống trực tuyến hiện tại.
𝐃𝐞𝐅𝐢
Lời hứa hẹn về tiền kỹ thuật số chính là việc cung cấp cho tất cả mọi người, cho dù họ ở đâu, một công cụ để thu nợ và thanh toán.
Phong trào tài chính phi tập trung (DeFi) hoặc tài chính mở đưa lời hứa này tiến thêm một bước nữa. Ví dụ, sẽ như thế nào nếu có một bên cung cấp các giải pháp mở toàn cầu cho mọi dịch vụ tài chính mà chúng ta sử dụng ngày nay (tiết kiệm, cho vay, giao dịch, bảo hiểm, v.v.) mà bất kỳ ai trên thế giới đều có thể truy cập thông qua điện thoại thông minh và kết nối Internet?
Điều này có thể thực hiện được trên các blockchain hợp đồng thông minh như Ether. “Hợp đồng thông minh” là một chương trình chạy trên blockchain và có thể được thực thi tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Các hợp đồng thông minh này cho phép các nhà phát triển xây dựng các chức năng phức tạp hơn so với việc chỉ gửi và nhận tiền điện tử. Các chương trình này hiện được gọi là ứng dụng phi tập trung hoặc DApp.
Người dùng có thể coi DApp là một ứng dụng được xây dựng trên công nghệ phi tập trung hơn là được xây dựng và kiểm soát bởi một tổ chức hoặc công ty duy nhất.
Mặc dù một số khái niệm có vẻ đi trước thời đại - như các khoản vay tự động được thương lượng trực tiếp giữa hai người hoàn toàn xa lạ ở các khu vực khác nhau trên thế giới, không cần tới ngân hàng làm trung gian, do đó nhiều dapp đã được sử dụng trong trường hợp này. Có những DApp DeFi cho phép người dùng tạo các stablecoin (có giá trị được neo theo đồng đô la Mỹ), cho vay tiền và kiếm lãi từ tiền điện tử, cho vay, hoán đổi một tài sản này sang một tài sản khác, mua hoặc bán tài sản và thực hiện các chiến lược đầu tư nâng cao một cách tự động.
Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐠𝐢̀ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐚́𝐜 𝐃𝐀𝐩𝐩 𝐃𝐞𝐅𝐢 𝐧𝐚̀𝐲 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐠𝐚̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 𝐜𝐚́𝐜 𝐭𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐭𝐚̀𝐢 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̣ 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐏𝐡𝐨̂́ 𝐖𝐚𝐥𝐥?
Về cốt lõi, các hoạt động này không được điều hành bởi các tổ chức và nhân viên, mà bởi các quy tắc viết bởi các dòng lệnh (hoặc hợp đồng thông minh). Khi một hợp đồng thông minh được triển khai trên blockchain, các DApp của DeFi có thể tự chạy mà không cần hoặc cần rất ít sự can thiệp của con người (mặc dù trong thực tế, các nhà phát triển vẫn duy trì dapp qua việc nâng cấp hoặc sửa lỗi).
Đoạn mã này thì cực kỳ minh bạch trên blockchain và có thể được xem xét bởi bất kỳ ai. Điều này xây dựng một mức độ tin cậy cao hơn với người dùng, vì bất kỳ ai cũng có cơ hội hiểu chức năng của hợp đồng, hoặc tìm ra lỗi. Tất cả hoạt động giao dịch cũng được công khai và bất kỳ ai cũng có thể xem được. Mặc dù điều này có thể làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư, nhưng mặc định thì các giao dịch được ẩn danh, tức là không được liên kết trực tiếp với danh tính thực của người dùng.
𝐃𝐚𝐩𝐩 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐜𝐚̂̀𝐮: cho dù ở Texas hay Tanzania, người dùng sẽ có quyền truy cập vào cùng một dịch vụ và mạng lưới DeFi. Tất nhiên, các quy định của địa phương có thể vẫn cần phải được tuân thủ, nhưng về mặt kỹ thuật, bất cứ ai có kết nối Internet đều có thể sử dụng hầu hết các ứng dụng DeFi.
Không cần giấy phép để tạo và không cần giấy phép để sử dụng: bất kỳ ai cũng có thể tạo ứng dụng DeFi và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng chúng. Không giống như tài chính hiện tại, không có vật cản hay thông tin tài khoản dài dòng nào - người dùng tương tác với các hợp đồng thông minh trực tiếp thông qua ví tiền điện tử của họ.
𝐓𝐫𝐚̉𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐧𝐡 𝐡𝐨𝐚̣𝐭: bạn không thích giao diện của một dapp nào đó? Không thành vấn đề - người dùng có thể sử dụng giao diện của một bên thứ ba, hoặc tạo giao diện của riêng mình. Hợp đồng thông minh giống như một API mở mà bất kỳ ai cũng có thể tự chỉnh sửa ứng dụng.
𝐊𝐡𝐚̉ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐚́𝐜: các ứng dụng DeFi mới có thể được xây dựng hoặc kết hợp bằng cách gộp chung các sản phẩm DeFi khác, ví dụ như stablecoin, sàn giao dịch phi tập trung và thị trường dự đoán có thể được kết hợp lại để tạo thành các sản phẩm hoàn toàn mới.
𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐥𝐚𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐃𝐞𝐅𝐢 𝐬𝐞̃ 𝐫𝐚 𝐬𝐚𝐨?
Tiền tệ và tài chính đã xuất hiện dưới hình thức này hay hình thức khác kể từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại. Tiền điện tử chỉ là bản thể mới nhất dưới dạng kỹ thuật số. Trong những năm tới, chúng ta có thể thấy mọi dịch vụ tài chính mà chúng ta sử dụng trong hệ thống tiền pháp định ngày nay sẽ được xây dựng lại cho hệ sinh thái tiền điện tử. Chúng ta đã chứng kiến việc phát hành và trao đổi tài sản, cho vay, lưu ký và các công cụ phái sinh được xây dựng cho tiền điện tử rồi.
𝐓𝐚 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̛̀ 𝐠𝐢̀ 𝐯𝐚̀𝐨 𝐭𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐥𝐚𝐢?
Thế hệ đầu tiên của các DApp DeFi chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp làm đảm bảo. Nghĩa là, người dùng cần phải sở hữu tiền điện tử và cung cấp nó làm tài sản thế chấp để vay thêm tiền điện tử. Cho vay tín chấp truyền thống vốn cần phải dựa vào hệ thống nhận dạng để người đi vay có thể xây dựng tín dụng và tăng khả năng cho vay của họ, giống như hệ thống SSN và điểm FICO ngày nay. Tuy nhiên, không giống như các hệ thống nhận dạng và tín dụng hiện nay, hệ thống danh tính phi tập trung phải vừa phải được phổ cập, vừa phải bảo vệ quyền riêng tư.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự đổi mới trong thị trường bảo hiểm. Ngày nay, nhiều khoản vay DeFi được thế chấp vượt mức (có nghĩa là chúng cực kỳ an toàn vì có dư lượng tài sản dự trữ). Nhưng “điểm đen” của DeFi chính là lỗ hổng hợp đồng thông minh. Nếu một tin tặc tìm thấy và khai thác một lỗi trong mã nguồn mở của dapp, hàng triệu đô la có thể bị đánh cắp ngay lập tức.
Một xu hướng khác là trải nghiệm người dùng tốt hơn. Thế hệ DApp đầu tiên được xây dựng bởi những người đam mê blockchain, và chỉ dành cho những người đam mê blockchain. Các DApp này đã làm rất tốt công việc thể hiện các tiềm năng mới thú vị của DeFi, nhưng tính khả dụng vẫn cần cải thiện rất nhiều. Phiên bản mới nhất của các ứng dụng DeFi ưu tiên thiết kế thân thiện và dễ sử dụng để mở ra các dịch vụ tài chính cho nhiều đối tượng hơn.
Trong tương lai, chúng ta hy vọng rằng ví tiền điện tử sẽ là cổng thông tin cho tất cả hoạt động tài sản kỹ thuật số của người dùng, giống như việc trình duyệt Internet ngày nay là cánh cổng để người dùng truy cập vào thế giới tin tức và dữ liệu. Hãy tưởng tượng một giao diện bảng điều khiển không chỉ hiển thị tài sản thuộc sở hữu của người dùng mà còn có bao nhiêu tài sản đang nằm trong các thỏa thuận tài chính mở khác nhau (các khoản vay, nhóm tài sản và hợp đồng bảo hiểm).
Trên toàn hệ sinh thái DeFi, chúng ta cũng đang thấy được xu hướng phi tập trung hóa việc quản lý và ra quyết định. Mặc dù thuật ngữ 'phi tập trung hóa' được dùng trong DeFi, ngày nay nhiều dự án vẫn có những “master key” để các nhà phát triển tắt hoặc vô hiệu hóa các DApp. Điều này được thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, và cung cấp một “van đóng khẩn cấp” trong trường hợp các mã lệnh không chính xác. Tuy nhiên, khi các dòng lệnh được kiểm tra nhiều và kỹ càng hơn, người ta sẽ trông chờ các nhà phát triển loại bỏ các “công tắc cửa hậu” này. Cộng đồng DeFi đang thử nghiệm nhiều cách cho phép các bên liên quan bỏ phiếu cho những quyết định, bao gồm cả việc sử dụng các tổ chức tự trị phi tập trung dựa trên blockchain (DAO).
Một điều kỳ diệu đang xảy ra trong hệ thống tài chính mở - tiền điện tử đang mang hệ thống tiền tệ lên không gian trực tuyến, và mọi người đang thấy được những bước nhảy vọt lớn về cách hệ thống tiền tệ hoạt động. Đây là cơ hội hiếm có để chứng kiến một ngành công nghiệp hoàn toàn mới nở rộ từ con số không. Thị trường DeFi sẽ là nơi đầu tiên bắt kịp với ngành dịch vụ tài chính ngày nay. Nhưng sau một khoảng thời gian dài, ngay cả khi quyền xây dựng các dịch vụ tài chính được dân chủ hóa cho bất kỳ ai có thể viết code, thật khó để tưởng tượng sự đổi mới sẽ dẫn đến kết quả như thế nào.

bán đất đà nẵng