đăng ký sàn binance      
 
mua bán coin sàn mxc      

Sài Gòn

[sai-go][column2][#FF6633]
Bán căn hộ fpt plaza đà nẵng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-su-nghe-bds. Hiển thị tất cả bài đăng

Làm giàu từ nghề môi giới BĐS liệu có dễ?

Môi giới bất động sản (BĐS) đang trở thành nghề hot do hoa hồng lớn, thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt khi thị trường đang sôi động như hiện nay. Tuy nhiên, việc làm giàu từ nghề môi giới BĐS không hề dễ dàng.

Nhiều người vẫn rỉ tai nhau rằng “muốn làm giàu nhanh mà không cần vốn thì hãy làm môi giới BĐS” mặc dù nhân viên môi giới không có lương cứng, chỉ được trợ cấp xăng xe. Thu nhập chính của nhân viên môi giới là tiền hoa hồng của mỗi thương vụ thành công. Tùy công ty, phí hoa hồng này khoảng 0,5-2% trên giá trị BĐS. Tính ra, mỗi tháng, nếu nhân viên môi giới bán thành công 1 căn nhà trị giá 1 tỷ đồng, với mức hoa hồng 0,5-2% thì sẽ nhận được 5-20 triệu đồng.


Tuy nhiên, làm nghề môi giới BĐS không hề dễ dàng.
Không tính một số môi giới có nghề, sở hữu tập khách hàng tốt, thì phần lớn những nhân viên môi giới khác, đặc biệt là những nhân viên mới vào nghề đều rất chật vật, dù thị trường khá sôi động.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết, ở những quốc gia khác, mấu chốt thành công của nghề môi giới BĐS đến từ chính sản phẩm. Trước khi tiếp cận đối tượng để đàm phán chào bán dự án, hầu hết môi giới viên đều dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, đánh giá sản phẩm và khảo sát khách hàng.Để bán được sản phẩm, đủ định mức, các nhân viên môi giới phải tỏa đi khắp nơi, dùng mọi phương pháp để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, nhiều nhân viên môi giới bị động khi tiếp cận khách hàng mục tiêu do không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và dự án.
Trong khi đó, tại Việt Nam, dù mới vào nghề, không được đào tạo bài bản, nhiều nhân viên môi giới đã phải đi chào bán dự án. Họ cũng chỉ nắm thông tin qua các môi giới khác. Nhiều môi giới viên còn chủ yếu dành thời gian để đi phát tờ rơi, hay ngồi nhà gọi điện thoại chào mời những khách hàng có sẵn trong danh sách của công ty.
Chúng tôi đã từng nhận được không ít cuộc gọi từ các nhân viên môi giới để chào bán căn hộ với những lời lẽ dập khuôn như tiện ích phù hợp, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, khi được hỏi lại là có những tiện ích nào và ra sao, thì môi giới "tậm tịt". Ngay cả thông tin về những tuyến đường đi vào dự án, các nhân viên này cũng gần như không biết, mà chỉ nói rằng khi hoàn thiện sẽ có tuyến đường nối từ trục chính vào dự án hay chủ đầu tư đang xin thủ tục mở rộng đường vào dự án… (!?).
Chính sự thiêu chuyên nghiệp của những nhân viên môi giới này đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nghề môi giới BĐS nói chung, vốn là một nghề quan trọng trong lĩnh vực BĐS.
Hình ảnh của nghề môi giới BĐS không chỉ bị làm xấu đi do những nhân viên thiếu chuyên nghiệp, hoạt động như những “cò” BĐS tự do mà còn bởi tình trạng nhân viên môi giới, thậm chí là cả sàn môi giới “kê giá ăn chênh lệch” tiền từ khách hàng.
Nghề môi giới có bản chất là nghề “phục vụ” và thù lao được hưởng là tiền hoa hồng trong hợp đồng môi giới theo luật định với người bán. Tuy nhiên, vì ham lợi nhuận cao, một số môi giới đã cố tính kê giá, đẩy giá lên cao hơn so với giá của chủ đầu tư để kiếm lời.
Không chỉ ảnh hưởng tới hình ảnh của nghề môi giới, việc làm này còn ảnh hưởng chung tới sự phát triển bền vững của thị trường BĐS, bởi nó đã khiến khách hàng mất lòng tin.
Phó chủ tịch CENGroup Phạm Thanh Hưng cho biết, hiện nay, một số chuyên viên môi giới yêu nghề, cầu thị thật sự mới ý thức được sự thành công trong nghề là không hề dễ dàng. Họ luôn không ngừng học hỏi để phát triển và luôn cố gắng hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được điều đó. Còn rất nhiều người nhận thức sai về nghề này, khiến trình độ của môi giới BĐS Việt Nam kém xa đồng nghiệp ở các nước trong khu vực.
(Theo Báo Đầu tư Online) 

Chuyện rùa học bay: Đọc, ngẫm và ai cũng sẽ rút ra được bài học thành công cho chính mình

Chuyện rùa học bay: Đọc, ngẫm và ai cũng sẽ rút ra được bài học thành công cho chính mình

Tài sản lớn nhất mà bạn có chính là năng lực thực tế của bản thân, chỉ có tự đi trên đôi chân của mình bạn mới có thể vững vàng vượt qua sóng gió và đạt được thành công.

Trong khu rừng nọ có một chú Rùa đang ra sức tập bay giữa lùm cỏ. Một chú chim Sẻ bay ngang qua thấy thế liền hỏi:
– Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế?
Rùa thở dài đáp:
– Tôi đang tập bay đấy, chim Sẻ ạ.
– Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong cuộc thi chạy với Thỏ đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà.
– Thôi thôi, chú em đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuộc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ.
Chim Sẻ cười:
– Nhưng mà anh đâu có cánh!
– Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ. – Rùa vẫn không lay chuyển.
Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Nó nghĩ: “Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được”.
Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo hy vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đã, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng: “Đây chính là người thầy mà mình đang kiếm tìm”.
Rùa liền hét to:
– Anh Chim ưng ơi, xin hãy dạy em biết bay nhé!
Chim ưng ân cần nhắc nhở Rùa:
– Em Rùa à, em và anh không giống nhau, em không có cánh, làm sao mà bay được?
Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin:
– Anh xem, em có cánh rồi đây này, xin anh hãy nhận em làm đồ đệ đi.
Chim ưng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa. Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Chim ưng nhấc bổng Rùa lên, đang bay trên không trung thì bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn.
Trong cuộc sống , thay vì mù quáng học theo những điều mà mình ngưỡng mộ từ người khác mà không phù hợp với khả năng của bản thân, bạn hãy phát huy hết sở trường và ưu thế của mình, tự đi trên con đường riêng của mình.
Có một số liệu thống kê cho thấy đa số người Mỹ bắt đầu làm việc khi chưa đủ khả năng. Trên 80% các nhà triệu phú Mỹ đều đi lên từ hai bàn tay trắng. Hầu hết họ đã từng lâm vào cảnh túng quẫn, thậm chí kể cả từ suốt những năm tháng tuổi trẻ của họ. Thế nhưng vì sao nước Mỹ vẫn có những triệu phú, tỷ phú giàu có nhất thế giới?
Câu trả lời rất đơn giản: Họ đi lên bằng chính đôi chân và thực lực của mình. Chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện về những tỷ phú như Bill Gates, Mark Zuckerberg sẵn sàng bỏ học tại đại học Harvard danh giá để theo đuổi giấc mơ của mình hay tỷ phú mắc chứng khó đọc Richard Branson vẫn thành công vang dội nhờ ý chí kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc.
Tài sản lớn nhất mà bạn có chính là năng lực thực tế của bản thân, chứ không phải những thứ học theo người khác. Chỉ có tự đi trên đôi chân của mình, tự gánh vác khó khăn bằng đôi vai của mình, bạn mới có thể vững vàng vượt qua sóng gió và đạt được thành công.
Theo Cafef

'Đắng lòng... anh chỉ là thằng "Cò con" môi giới bất động sản

Vest phẳng lỳ, nước hoa sức thơm phức, đồng hồ đeo tay hàng hiệu, IP6, Ipad Air, Macbook Pro... là những gì khách hàng thường bắt gặp mỗi khi tiếp xúc với môi giới BĐS. Tuy nhiên, có những câu chuyện "cười ra nước mắt" mà chỉ có dân làm nghề môi giới mới từng thấm thía.
Nói đến bất động sản, người ta đều cảm thấy có gì đó “ghê gớm”, rằng đã bất động sản thì phải thu nhập 1 tháng tầm vài chục đến vài trăm triệu, còn những nhà môi giới bất động sản, trong mắt nhiều người, là những kẻ coi quán cà phê là ngôi nhà thứ 2, cả tháng chỉ cần môi giới được 1 căn nhà, mảnh đất là đủ ăn tiêu cả năm.
Tuy nhiên, nghề môi giới BĐS có thực sự kiếm tiền dễ như thế không thì chỉ có người trong cuộc mới rõ. Có những câu chuyện "cười ra nước mắt" mà chỉ có dân làm nghề môi giới mới từng thấm thía.
Trò chuyện thân tình, anh Nam Thắng, một nhân viên BĐS đã có 5 năm kinh nghiệm chia sẻ: "Vest phẳng lỳ, nước hoa sức thơm phức, đồng hồ đeo tay hàng hiệu, IP6, Ipad Air, Macbook Pro…là những gì khách hàng thường bắt gặp mỗi khi tiếp xúc với môi giới BĐS. Tuy nhiên, có ai nghĩ rằng để tạo được hình ảnh bóng lộn trước những khách hàng mua nhà bạc tỷ nhiều khi đồ mình mang trên người cũng toàn là đồ đi mượn của đồng nghiệp, bạn bè ".

môi giới bất động sản, nghề môi giới bất động sản, bán nhà, khách hàng mua bất động sản
Môi giới bất động sản luôn phải tạo vẻ bề ngoài lịch thiệp để lấy lòng khách hàng
"Khách mua nhà toàn là khách có điều kiện, nhất là những khách đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng lên cả chục tỷ. Chính vì vậy, mình luôn phải tạo vẻ bề ngoài thật lịch thiệp để lấy cảm tình với khách", anh Thắng giải thích.
Anh Thắng cũng kể câu chuyện khá hài hước về những môi giới BĐS trẻ tuổi: "Nếu trên xe bus bạn vô tình bắt gặp một anh chàng đẹp trai ăn mặc bảnh bao, miệng nói chuyện điện thoại tiền tỷ. Mới đầu thì tưởng là đa cấp nhưng đích thực là dân môi giới BĐS mới vào nghề", anh Thắng cười khi kể về cái nghiệp của mình.
Cũng là người trong nghề, anh Minh Quang nhớ lại những ngày vất vả khi mới vào nghề cách đây 7 năm: "Nghề môi giới BĐS là một nghề khá khắc nghiệt, nếu ai muốn theo đòi hỏi phải có một sự kiên trì và thật sự chăm chỉ. Hồi mới vào nghề, lương cứng ban đầu của tôi chỉ 2-3 triệu đồng/tháng. Số tiền này không đủ tiền cà phê, trà đá, xăng xe cho hàng chục cuộc gặp khách hàng mỗi tháng chứ đừng nói đến là tiền ăn, tiền nhà, tiền tiêu".
"Làm cái nghề môi giới nhiều khi mình phải mất dây thần kinh xấu hổ thì mới làm được" - Anh quang cười chua chát.
"Tôi còn nhớ, có lần tôi cùng đồng nghiệp đi treo phướn ở cột điện dọc con đường Lê Văn Lương vào ban đêm. Bị công an phường đuổi như đuổi tội phạm …Một cảm giác không dễ chịu chút nào nhưng cũng đáng để trải nghiệm 1 lần. Hồi mới vào nghề 2 năm, chưa có tiền thuê qua trung tâm nên tôi đành đi phát tờ rơi ở ngã tư, ngại ngùng khi đưa tờ rơi dự án vào 1 bàn tay quen. Ngẩng lên hóa ra là người yêu cũ…Lúc đấy cảm giác đắng lòng khi chỉ là chân môi giới bất động sản nhỏ nhoi".
Anh Quang cũng bùi ngùi nhớ lại những vất vả của ngày đầu vào nghề: "Làm việc liên tục 3 tháng, tôi vẫn không bán được 1 căn nào. Khi ấy, nản quá tôi định làm nốt nửa tháng để lấy xong lương cứng rồi xin nghỉ. Khi đã viết xong giấy nghỉ việc thì bất ngờ có khách hàng gọi, sau đó khách chốt mua luôn 1 căn hộ. Làm tiếp 2 tháng sau mỗi tháng tôi bán được 2-3 căn tiếp. Thực ra, không có gì là không thể nếu chúng ta giữ được quyết tâm và sự bền bỉ đến cùng", anh Quang tâm niệm.
Cũng dấn thân vào nghề môi giới nhà đất được 4 năm nay, anh Quốc An lại kể một câu chuyện khá thú vị về cách tiếp cận khách hàng. "Là môi giới nhất định không được đánh giá khách hàng qua vẻ bề ngoài" là câu châm ngôn Anh An đúc rút ra từ chính kinh nghiệm của bản thân.
"Có trường hợp khách đi BMW, hỏi môi giới chán chê hết căn biệt thự này đến căn biệt thự khác, sau rồi vẫn cố cò quay đòi cắt từng triệu tiền hoa hồng. Khách đi xe máy cũ, ăn mặc bình dân đến dự án không ai thèm hỏi thăm. Tôi thấy lạ nên ra hỏi han thử. Đúng 1 ngày sau bác ấy đến mua 2 căn chồng đủ tiền 100%. Xong còn xởi lởi thêm hoa hồng cho tôi cả chục triệu chỉ bởi lý do bác quý cháu vì rất nhiệt tình".
"Nghề nào cũng thế, kiếm được tiền không bao giờ là đơn giản, tất cả đều phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, trí tuệ thì mới mong có được thành công. Bất động sản là nghề có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và rất nhiều cạnh tranh. Vì vậy, để trở thành một nhà môi giới nên chuẩn bị sẵn cho mình kiến thức, kinh nghiệm tạo cho mình sự nhạy bén, thiết lập nhiều mới quan hệ. Thành công là điều hoàn toàn trong tầm với", chị An tâm niệm.
Theo Vietnamnet

Nghề môi giới bất động sản: Dễ làm giàu nhưng lắm khó khăn

Khi ngành bất động sản có chiều hướng hồi phục, các dự án cho vay mua nhà của ngân hàng nở rộ thì nghề môi giới bất động sản bắt đầu dần trở lại thời huy hoàng của mình. Nhiều bạn trẻ gia nhập ngành, kể cả các nhân viên ngành khác cũng rẽ lối sang nghề nghiệp này.

Môi giới bất động sản - Ngành nghề hấp dẫn các bạn trẻ.

Phúc lợi như mơ

Ai cũng bảo, muốn mau làm giàu mà không cần vốn, hãy đi làm môi giới bất động sản. Nghề này cái hay ở chỗ nhân viên môi giới… không cần lương hoặc chỉ nhận một mức lương tượng trưng từ 3-5 triệu đồng chẳng hạn, còn lại thu nhập chính từ hàng chục đến hàng trăm triệu đến từ hoa hồng của những hợp đồng mua nhà. Tùy vào công ty mà chính sách hoa hồng cho nhân viên môi giới dao động khoảng từ 2 đến 5% trên giá trị bất động sản. Chỉ cần làm phép tính nho nhỏ, mỗi tháng, nhân viên bất động sản môi giới thành công bán căn nhà 1 tỷ, vậy là họ đã có thu nhập từ 30-50 triệu đồng. Con số đầy mơ ước của những bạn trẻ mới ra trường. Chưa kể nhân viên môi giới bất động sản thường không chôn chân ở môi trường công sở ngột ngạt 8g/ngày, địa điểm làm việc rất linh động: từ quán café, nhà hàng đến nhà của khách hàng. Ăn mặc đẹp, phúc lợi cao khiến môi giới bất động sản trở thành nghề nghiệp đầy mơ ước của các bạn trẻ.

Đối mặt khó khăn

Bên cạnh phúc lợi cao, nghề này cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Thông thường trong nghề, rất ít khi khách hàng tìm đến chuyên viên môi giới mà ngược lại, họ phải tỏa đi tìm khắp nơi, dùng đủ mọi phương pháp để tiếp cận những khách hàng mục tiêu. Chuyện một chuyên viên môi giới tốt nghiệp đại học ngành ra trường phải đi phát tờ rơi hay thực hiện cả trăm cuộc gọi mỗi ngày mà xác suất bị từ chối lên đến 90% là điều hết sức bình thường. Với bạn trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh thì những điều này trở nên rất khó khăn. Thậm chí khi tìm được khách hàng, có những thỏa thuận mua bán gần như đã thành công nhưng lại bị hủy vào phút chót. Theo một số nhân viên bất động sản cho biết, tâm lý phải bỏ ra khoản tiền không nhỏ để chi cho việc môi giới bất động sản khiến người đi mua nhà “hành” nhân viên đủ thứ cũng không phải là chuyện hiếm. Nếu không kiên định, rất dễ xảy ra tâm lý chán nản, mất lòng tin. Năm 2012, khi ngành bất động sản gặp khó khăn, có đến 40% nhà môi giới bỏ nghề, chuyển sang làm công việc khác. Nguyên tắc làm việc của dân trong ngành là phải đoàn kết, động viên nhau, lớp trước bảo ban, chia sẻ kinh nghiệm cho lớp sau và nhất là không được “giành giật dự án của nhau”. Những nhân viên môi giới bất động sản thường bảo rằng, dù tốt nghiệp đại học ra trường hay tay ngang rẽ lối, ai cũng nên bái sư, tìm thầy trong nghề để xin tư vấn khi gặp phải những “ca khó”.

Nhân viên môi giới phải dùng nhiều cách khác nhau để tiếp cận được khách hàng.

Chuyên gia thuyết phục

Phải nói nhân viên môi giới bất động sản là những chuyên gia thuyết phục đầy kiên nhẫn. Khi “chăm sóc” một khách hàng, họ sẽ gắn bó với khách hàng rất sát sao trong thời gian diễn ra giao dịch. Đó phải là những người am hiểu sâu sắc về thị trường bất động sản, tình hình của những năm qua và xu hướng sắp tới để đưa ra những nhận định, lời khuyên, đánh giá cho khách hàng. Không những thế, họ còn phải hiểu biết cơ bản về kiến trúc trang trí nội thất, về nguyên tắc xây dựng để nói sâu hơn về căn nhà, công trình, dự án mình đang chào bán. Và để thuyết phục được khách hàng thì cần có sự kiên nhẫn, nhiệt tình không nề hà đường xa hay phải đi lại nhiều lần. Niềm vui của những người làm môi giới bất động sản chân chính không chỉ là có được phần lợi tức từ việc bán hàng mà nhìn thấy những gia đình tìm được căn nhà mơ ước của mình. An, một bạn nam trong ngành nói: “Mình làm nghề này chứng kiến biết bao người dân tỉnh như mình lên làm việc rồi dành dụm mua nhà. Mình thấy rất vui và mừng cho họ. Bản thân mình cũng chưa đủ tiền để sở hữu một căn nhà cho riêng mình nên mình rất hiểu nỗi khát khao của những người muốn an cư, lập nghiệp”.

Môi giới bất động sản là những người thắp lên giấc mơ an cư – lạc nghiệp cho người khác.

Những cạm bẫy có thật

Khái niệm nhân viên môi giới bất động sản và “cò nhà đất” rất gần nhau. Sự khác biệt là trong khi nhân viên môi giới bất động sản thuộc những công ty địa ốc có quy chế rõ ràng thì “cò nhà đất” lại hoạt động trôi nổi theo quy luật “thế giới ngầm” trong ngành bất động sản. Không phải tất cả “cò nhà đất” đều xấu nhưng cũng không ít người có hành vi lừa gạt khách hàng. Chính vì vậy, đôi khi nhân viên môi giới lại rơi vào tình huống oái oăm bị nhầm với những cò nhà đất bất hảo và bị những ánh nhìn nghi ngờ. Như Hà, một bạn nữ có 2 năm trong nghề kể lại: “Khi về quê, mình nói làm nghề môi giới bất động sản, bác hàng xóm hỏi gọn lỏn: “Bay làm cò nhà đất hả? Nghe nói ở thành phố cò nhà đất lừa đảo nhiều lắm. Bay cẩn thận đó nghe!”. Nghe mà buồn quá chừng. Nghề này cũng không dễ giàu đâu nghen. hai năm nay tình hình bất động sản khó khăn, mình chỉ môi giới thành công có 3 căn nhà. Do đó, mình phải tích cực làm thêm việc khác nữa mới đủ sống”.

Không kể đến những người mua bất động sản để kinh doanh, đa phần những người đi mua nhà đều mong muốn sở hữu mái ấm để an cư, lạc nghiệp. Họ phải tích cóp và vay vốn rất lâu và dành tất cả những gì mình có cho căn nhà. Vì thế, những người môi giới bất động sản không khác gì là “thiên sứ” mang đến tổ ấm an cư cho các gia đình. Với vai trò đó, đôi khi yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng cần được cân nhắc. Hiện trạng căn nhà ra sao, khu vực xung quanh thế nào, tiến độ hoàn thành dự án, những ưu đãi nào nên và không nên tư vấn với người mua nhà hơn ai hết, nhân viên môi giới là người biết rõ nhất. Nói dối để bán được nhà hay thành thật chia sẻ để người mua nhận định được hết tình hình và có quyết định đầu tư cho tổ ấm của mình hay không trở thành vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Quyết định thế nào là tùy thuộc bản lĩnh của nhân viên môi giới.

Bức tranh ngành nghề môi giới bất động sản hết sức thú vị, nhiều khó khăn nhưng cũng có thể thành công nếu biết phấn đấu và kiên trì theo đuổi. Nếu yêu thích nghề nghiệp này, bạn có thể học chuyên ngành Bất động sản tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM hay các khóa đào tạo nghiệp vụ. Trên kênh truyền hình Star World của Mỹ hiện có một chương trình truyền hình thực tế mang tên Million Dollar Listing nói về nghề này. Nếu yêu thích, bạn có thể đón xem để biết các nhà môi giới nước ngoài làm việc này thú vị và tỏa sáng như thế nào.
Theo Thuchienuocmo

Vui buồn với nghề tư vấn bất động sản

Ngoài lương cứng lúc nào cũng từ 3-5 triệu đồng/tháng cộng thêm khoản tiền hoa hồng hậu hĩnh khi bán một căn hộ nếu “trúng mánh” có khi lên đến hàng chục, thậm chí vài trăm triệu đồng đã và đang biến môi giới bất động sản trở thành một trong những nghề “hot” nhất hiện nay trong mắt nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường.
Vẻ hào nhoáng bên ngoài…
Môi giới bất động sản hay còn gọi là nghề sale bất động sản mặc dù đã có mặt tại thị trường nước ta từ nhiều năm trở lại đây nhưng cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là một trong số nhiều công việc “đứng top” có thể “hái ra tiền” theo quan niệm của nhiều người, nhất là trong giới trẻ. Cũng như nhiều ngành nghề có mức thu nhập tầm trung, nhân viên môi giới bất động sản mỗi tháng cũng chỉ nhận về khoản lương cứng gọi là “để cho có” tầm từ 3-6 triệu đồng trong khi tiền hoa hồng từ những phi vụ bán căn hộ thành công mới là “nguồn sống” chính của họ.

Tâm sự nghề môi giới bất động sản​
Riêng về mức hoa hồng, dù mỗi công ty đều có một quy chế riêng nhưng nhìn chung con số thường dao động trong khoảng từ 5-6%/hợp đồng bán ra thành công. Với mức “thụ hưởng” này, chỉ cần tính riêng một căn hộ trị giá 1 tỷ đồng nếu được chốt giao dịch, môi giới viên dễ dàng đút tiền khoản tiền sau bán lên đến 40-50 triệu đồng đã là chuyện “xưa nay… không hề hiếm”.
Chính vì sức mê hoặc từ mức thu nhập quá lớn, không bị giới hạn hoặc mỗi tháng “hốt” về cả chục đến trăm triệu đồng “dễ như bỡn” trong khi dân môi giới lại không phải chịu cảnh gò bó giờ giấc chốn công sở lại được “quần là áo lượt đi thăm thú” khắp nơi đã và đang biến nghề này trở nên đặc biệt hấp dẫn trong mắt nhiều bạn trẻ mới chân ướt chân ráo rời ghế giảng đường.
Có lẽ sẽ mất lâu thời gian lâu hơn để gõ cụm từ khóa “tuyển sale bất động sản” nhưng chỉ cần chưa đầy 0,6 giây kết quả trả về có thể lên đến cả chục nghìn. Không những từ các trang thông tin tìm kiếm mà còn là vô số những lời chào mời gia nhập đội ngũ môi giới bán nhà đất của các công ty bất động sản lớn nhỏ. Tất nhiên mức thu nhập dưới những thông tin tuyển dụng dạng này lại chẳng giới hạn mức thu nhập bao giờ bởi theo như lời quảng cáo thì một nhân viên có năng lực hoàn toàn có thể tự tin với khoản thu nhập mỗi tháng lên đến hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng.
…và nỗi thất vọng “chỉ người trong cuộc” mới thấu
Bên cạnh nhiều “cái được” thì những người làm nghề môi giới bất động sản cũng phải chấp nhận đánh đổi nhiều thứ trong đó thậm chí là cả những giọt nước mắt cùng nỗi thất vọng mà “chỉ người trong cuộc” mới hiểu. Theo tiết lộ của nhiều người đang hoạt động trong ngành này thì hiện nhiều khách hàng vẫn còn đánh đồng giữa nghề môi giới bất động sản với đội quân “cò” nhà đất trên thị trường. Và dĩ nhiên ánh nhìn thiếu thiện cảm và những lời bàn tán ra vào luôn là “bữa cơm tinh thần” mà không một ai khi bước chân theo nghề này lại chưa từng nếm trải.
Bên cạnh đó, con đường tìm kiếm khách hàng của những môi giới viên nhà đất cũng không hề “rải đầy hoa hồng” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Để dẫn thành công về một mối khách cho công ty hay dự án thường thì những người làm nghề này phải chấp nhận đi khắp nơi hoặc làm mọi điều có thể từ gọi hàng chục cuộc, nhắn hàng trăm tin nhắn spam giới thiệu dự án hay phát hàng ngàn tờ rơi quảng cáo nhưng số khách đồng ý liên hệ đi xem căn hộ lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, thậm chí có ngày còn không thể tìm được bất cứ một liên hệ nào.
Đã có rất nhiều trường hợp mặc dù đã nhận được tiền cọc giữ chỗ của khách nhưng chỉ vì một lý do rất nhỏ, thậm chí đến mức vô lý hoặc đôi khi vì tùy hứng mà người mua không đồng ý chuyển cọc mà muốn nhận lại tiền thì nhân viên môi giới cũng đành phải ngậm ngùi hoàn trả lại cho khách.
Có lẽ vì nhiều “mặt trái” này mà các bạn trẻ mới rời ghế nhà trường hoặc những người có ý định làm giàu khi theo đuổi ngành nghề này nếu không có đủ lòng kiên trì và bản lĩnh thì kết quả cuối cùng vẫn đành “bỏ cuộc chơi” bởi thứ thu về nhiều khi không đáng là bao so với những công sức, số tiền đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
Anh B., nhân viên kinh doanh tại sàn giao dịch bất động sản Khải Hoàn Land chi nhánh Him Lam (Quận 7, TP.HCM) tâm sự chuyện nghề: “Nhiều người vẫn cho rằng làm cái nghề này sẽ giúp chúng tôi một bước hái ra cả đống tiền nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải vậy. Với mức lương cơ bản mỗi tháng một nhân viên môi giới bất động sản chỉ tầm 6 triệu đồng nhưng chi phí bỏ ra để in ấn quảng cáo, spam tin nhắn, gọi điện giới thiệu dự án, xăng xe đi lại nhiều khi cũng đội lên đến cả 8 triệu đồng, thậm chí còn hơn thế nên chỉ mong bán được một căn hộ để lấy lại vốn mà thôi. Chưa kể làm việc trong cái ngành chịu nhiều biến động lên xuống của thị trường như bất động sản thì lắm khi nhiều tháng trời không kiếm nổi một bản hợp đồng chứ đừng nói đến thu nhập cả trăm triệu. Nhân viên môi giới đồng loạt bỏ nghề là chuyện không hiếm nên phải vững tin, trụ với nghề dữ lắm mới mong có cơ hội làm giàu”.
Bên cạnh đó, anh Quang, nhân viên môi giới bất động sản của Công ty TNHH Tổ Chức Nhà Quốc gia Bình Dương (N.H.O) cũng chia sẻ: “Người mua hiện giờ chỉ quan tâm đến dự án quy mô hoặc tìm đến các đơn vị phát triển có uy tín lâu năm nên rất khó thuyết phục họ để mắt đến sản phẩm của nững dự án được triển khai bởi chủ đầu tư mới hay những dự án chưa được quảng cáo rầm rộ. Bởi vậy, ngoài thông tin trên những phương tiện truyền thống thì hầu như mọi nhân viên kinh doanh đều phải tự thầu thêm khâu giới thiệu bên ngoài bằng việc phát tờ rơi, nhắn tin hay dán thông tin dự án trên cột điện ven đường để hút khách hàng. Thu nhập chính của nhân viên bên mình phần lớn là trông chờ vào tiền hoa hồng bán căn hộ chứ với 4 triệu đồng/tháng lương cứng thì dù có muốn thuê người chạy thông tin bên ngoài cũng không thể”.
Cũng theo chia sẻ của anh Quang, những năm may mắn bán được nhà do thị trường có nhiều thông tư thông thoáng được ban hành nhưng cũng có nhiều tháng cả một cuộc gọi liên hệ đến số đường dây nóng còn không có thì lấy đâu ra giao dịch để kiếm hoa hồng. Nhiều anh em trong nghề do không thể chịu nổi cảnh “nuôi cả nhà” chỉ với khoản lương cứng 4 triệu đồng/tháng nên buộc phải bỏ nghề mà chuyển sang làm một công việc khác.
Vậy đấy, chẳng gì tự nhiên hay dễ dàng mà có được và nghề môi giới bất động sản cũng không là ngoại lệ bởi ẩn nấp đâu đó sâu bên trong cái vẻ bề ngoài hào nhoáng lương cao, mặc áo đẹp đi xe sang là những nỗi trần ai cùng những “giọt nước mắt” mặn đắng của những người trong nghề mà không phải ai cũng dễ dàng thấu hiểu.
Theo xigrandcourt

Tuần làm việc đầu tiên của một nhân viên bất động sản mới vào nghề

Sau đây, tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm được rút gọn lại ở mức độ TẬP TRUNG cao dành cho những bạn môi giới mới vào nghề.

Qua một thời gian hướng dẫn, đào tạo cho một số bạn từ khi là sinh viên mới ra trường vào nghề môi giới bất động sản này tôi nhận ra điểm quan trọng để có giao dịch đầu tiên là lòng quyết tâm, niềm tin và MỘT KẾ HOẠCH LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ!

Một kế hoạch tốt sẽ làm cho thành công của bạn rõ ràng hơn

Thông thường những bạn mới vào nghề (tay ngang hoặc tay bị ngang) thương cố tạo ra cho mình quyết tâm nhưng khó duy trì được lâu dài, chưa nói đến niềm tin, nhiều khi các bạn thực tâm chẳng tin là tuần này, tháng này mình sẽ chốt được một giao dịch. Và thật sự không có mấy ai có một kế hoạch làm việc cụ thể và hiệu quả khi vào nghề môi giới bất động sản hoặc khi chuyển đến một công ty mới.

Thông thường, khi tôi đào tạo một nhân viên mới vào nghề tôi hay nói rằng, 2 tháng đầu tiên là thời gian để em học hỏi, thực tập và gẫy nhiều trong giao dịch và lên tay nghề. Và giao dịch sẽ đến với em ở tháng thứ 3, còn những bạn nào may mắn và giỏi chút, siêng năng thì có thể đến tháng thứ 2 là có giao dịch, còn tháng đầu tiên thì đừng đặt nặng quá vì khi đó đa số là may mắn. Tôi nói như vậy để giảm bớt sự quyết tâm của các bạn mới, để các bạn biết phân sức trên một chặng đường dài và để các bạn sắp xếp tiền bạc, sức lực cho phù hợp chứ không thì trước khi có giao dịch các bạn đã ...chết đói và nghỉ việc mất tiêu rồi.

Song trong thâm tâm của tôi tin rằng, các bạn mới vào nghề hoàn toàn có những giao dịch ở tháng đầu tiên, thậm chi là tuần thứ 2, thứ 3 làm việc nếu như các bạn ấy chuẩn bị và rèn luyện thật tốt để sẵn sàng với MỘT GIAO DỊCH THÀNH CÔNG. Đề tài giao dịch thành công đầu tiên khá dài nên có lẽ tôi sẽ diễn giải chi tiết ở một bài viết khác, còn ở đây tôi xin tập trung vào kế hoạch làm việc trong 7 ngày đầu tiên của một nhân viên môi giới bất động sản mới vào nghề hoặc khi chuyển sang một công ty mới. 

Xin giới thiệu với các bạn một kế hoạch làm việc trong vòng 7 ngày đầu tiên của một nhân viên môi giới bất động sản mới vào nghề hoặc khi vào làm một công ty nào bất kỳ. Trước khi đọc tiếp tôi xin NHẤN MẠNH các bạn rằng phải chăm chỉ và tập trung làm theo những nguyên tắc sau đây chứ nếu bạn chỉ biết hoặc thực hành một chút hời hợt, không tập trung thì thật khó mà đạt được kết quả mong muốn.
Bắt đầu bước đi thôi...Cố lên!
1. Ngày đầu tiên: Hãy dành thời gian làm quen đồng nghiệp và tìm hiểu công ty

Lúc này bạn mới vào Công ty nên dành thời gian tìm hiểu về những đồng nghiệp vào cùng lúc với bạn (nếu có) hoặc những anh chị đã làm tại công ty. Một công ty môi giới bất động sản thường có nhiều Nhóm kinh doanh, có thể có vài Phòng Kinh doanh vì thế việc làm quen, tìm hiểu cách thức các nhân viên làm việc, các nhóm tương tác, các phòng hoạt động là cực kỳ quan trọng. Từ đây bạn có thể có được cái nhìn tổng thể về cách công ty hoạt động. Điều này rất tốt sau này nếu như bạn cần hỗ trợ hoặc hỏi thông tin thêm về hồ sơ, dự án, khách hàng, catalog,... Cách tốt nhất nên xin và lưu từ 5 - 10 số điện thoại của một vài bạn bè đồng nghiệp hoặc anh chị lớn tuổi để kết nối và rất cần thiết sau này. Và hãy tỏ ra mình là một người năng nỗ, hòa đồng nhưng phải khiêm tốn bạn nhé đừng quá nổi trội vì rất có thể bị ghét và ... khó ưa đó! 

2. Ngày thứ 2: Tìm hiểu các dự án/ sản phẩm của Công ty đang bán

Hãy tập trung nghiên cứu các dự án và các sản phẩm công ty đang bán hoặc đang thực hiện hoặc thẩm chí đã bán xong rồi nhưng quan trọng nhất là tìm hiểu những dự án mà bạn được quyền bán, vì một số công ty chỉ cho nhân viên mới bán một số dự án nhất định chứ không được bán tất cả dự án vì lúc này các bạn còn ... non lắm và có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty.

Những này đầu tiên nếu tôi khuyên các bạn tập trung vào làm các việc nêu trên thì thông thường các bạn rất nản, rất chán và muốn BÁN, BÁN, BÁN hàng. Nhưng mới hai ngày thôi mà bạn, đầu bài tôi đã nói rồi để có giao dịch thành công đầu tiên không phải nhanh được đâu, càng nhanh càng dễ chết và những kẻ nào có sự chuẩn bị kỹ càng thì khi "RA TRẬN" những kẻ này sẽ thu được những "CON CÁ" khách hàng cực kỳ lớn và nhiều.

Vì thế, hãy nở nụ cười và hít thở thật sâu để lây niềm tin và nghiên cứu thật kỹ sản phẩm của công ty nào. Bạn sẽ khó mà bán cho ai một thứ gì đó mà ngay bản thân bạn cũng không rành về nó, vì thế bạn cần phải rành sản phẩm bạn bán! Công ty bạn có những dự án nào? Dự án này có những loại phòng với các loại diện tích nào? Giá cả tính trên mét vuông và tổng giá đối với từng căn hộ/ sản phẩm là bao nhiêu? Hiện những tầng/khu nào đang mở bán/ đang có sản phẩm? Lô này thuộc hướng nào? Có lô nào hướng Tây Tứ Trạch/ Đông Tứ Trạch không? ... và ...
Tiếp nữa nhé: Gần dự án này có cái trường, cái chợ, cái công viên, cái siêu thị, nhà trẻ nào không? Từ dự án mình ra đường Lý Thường Kiệt đi đường nào nhỉ? đi quận 3 thì đi đường nào cho nhanh nhỉ? ... và ... Khách hàng mua căn hộ này thường là ai nhỉ? Mua căn hộ này có lợi không ta? 
Tóm lại bạn hãy nghiên cứu sản phẩm, dự án như là bạn sẽ mua căn hộ/ lô đất của dự án này! Vì như thế bạn đang đóng vài khách hàng và rất đơn giản trở thành người bạn, người chia sẻ cùng khách hàng những thông tin mà ai cũng quan tâm? 

Lưu ý: Tìm hiểu cụ thể các thông tin của dự án và những tiện ích nhưng nhất là TƯ VẤN PHẢI THẬT nhé, đừng "lừa dối" khách hàng vì như thế là ... KHÔNG TỐT.

3. Ngày thứ 3: Dành thời gian cho Marketing/ Quảng cáo

Ngày thứ ba này bạn hãy dùng hết những sức lực bị tồn đọng trong bạn 2 ngày trước để thi thố cho hoạt động Marketing, Quảng cáo để giới thiệu đến khách hàng nhé!

Tôi đề xuất một số hoạt động Marketing cơ bản như sau:

- Rao tin lên các website bất động miễn phí hoạc bỏ ra 20.000 đ - 50.000 đ/ ngày để đăng tin lên những trang tính phí. Thời gian sẽ cho bạn biết, trang nào có hiệu quả, trang nào không? nhưng nếu không làm thì làm sao bạn biết? 

- Tạo một nick facebook và một fanpage facebook về dự án hoặc liên quan đến công ty để giới thiệu về sản phẩm mình sẽ bán. Vì hầu hết mọi người đều dùng facebook nên bạn phải trở thành một chuyên gia Facebook Marketing chứ không bạn sẽ mất đi một công cụ Marketing hiệu quả bậc nhật hiện giờ! 

- Tạo một Blog để giới thiệu cho dự án đó! Cái này thì tùy khả năng của bạn nhưng dần dần bạn phải sở hữu nó và có một tên miền riêng vì như thế bạn thật sự trở thành chuyên gia sale rồi đó!

- Bạn cũng nên bắt đầu nghiên cứu về SEO (đơn giản là làm sao khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên google thì bạn xuất hiện đầu tiên). Và bạn cũng cần nghiên cứu thêm về Quảng cáo google để có thể quảng cáo sản phẩm mà bạn bán đến chính xác những khách hàng đang có nhu cầu.

Bạn thấy đấy trên đây là những các Marketing Online vô cùng hiệu quả mà tuyệt vời bạn có thể tìm kiếm khách hàng và đặc biệt là nó sẽ ngày càng lớn mạnh. Ví dụ như đầu năm 2016 bạn mới vào nghề môi giới và lập một website là www.CanHoHung.com và cứ thế viết bài, quảng cáo, SEO,... thì nếu may mắn đến năm 2018 thì bạn nghĩ gì nào? Website bạn sẽ được nhiều người biết đến, hàng ngày sẽ có hàng trăm thậm chí vài nghìn lượt truy cập một ngày và khi đó bán hàng chỉ còn lại là sản phẩm tốt và chốt sale. Tương tự như vậy bạn cũng nên lập nhưng Fanpage trên facebook và theo thời gian nó cũng "Vãi Đạn" tương tự như thế! Hoàn toàn giá rất rẻ mà hiệu quả thật kinh khủng!

Song với phần lớn nhưng công ty môi giới bất động sản bây giờ vẫn còn tập trung hoặc duy trì hình thức quảng cáo vào tờ rơi, nhắn tin SMS thì bạn cũng nên tham gia cùng để đỡ phải mất lòng những người đi trước và dù sao thì nó vẫn còn chút hiệu quả (nhưng theo ý kiến cá nhân mình thì không cao) và nếu có cơ hội thì bạn nên đầu tư thời gian, công sức của mình vào Marketing Online (Website và Fanpage, Facebook) và sàu 1,2 tháng thì nên rõ ràng vì dù sao thì nếu bạn không bán được sản phẩm nào thì người ta cũng đuổi dù là bạn chọn kênh quảng cáo nào! Vì thế sao không chọn kênh mà bạn tin tưởng và tích lũy cho bạn về sau!

Hầu như muốn sống tử tế thì phải có năng lực!

4. Ngày thứ 4: Tìm hiểu mô hình chuẩn của một giao dịch thành công tại Công ty là gì

Trước khi chốt được một giao dịch, thông thường thì bạn thất bại rất nhiều lần, tiếp rất nhiều lượt khách. Vì thế rèn luyện là cách tốt nhất để bớt mất khách hàng, để bớt gẫy giao dịch.
Và hãy lân la với những người mà bạn quen lúc ở ngày đầu tiên và giao du các ngày tiếp theo để hỏi kinh nghiệm của người ta đã bán những giao dịch trước đó tại công ty như thế nào? Và đặc biệt là "kỷ niệm buồn" mà họ đã mất khách hàng là tại sao? Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thất bại của người khác là một cách học vô cùng thông minh và đỡ đỗ máu nhưng lại ít người quan tâm và học hỏi. Ai nói cũng không thấm, để khi mất khách hàng mới thấm thía! Tôi cũng không hi vọng bạn học hết kinh nghiệm thất bại, thành công của người khác mà chỉ hi vọng được một phần chừng nào là tốt cho bạn rồi!

Điều này tôi viết ngắn nhưng xin các bạn hãy lưu tâm nhiều nhất và đề có một giao dịch đầu tiên sớm hay trễ có lẽ phụ thuộc nhiều nhất vào công việc này!

5. Ngày thứ 5: Tìm người hỗ trợ (follow leader, super sale).

Thật tuyệt vời khi bạn có một ai đó nhiều kinh nghiệm, một người có nhiều kỹ năng hướng dẫn và chia sẻ cho bạn. Nhưng vốn dĩ nghề môi giới bất động sản là một vô cùng khắc nghiệt và cạnh tranh nên những tuyệt chiêu, kinh nghiệm của người đi trước ít khi chia sẻ nhưng nếu bạn biết cách thì điều đó là không quá khó!
Hãy tìm hiểu xem những ai thuộc dạng super sale, có kỹ năng thật sự và hãy tỏ ra là bạn là người cởi mở và ham học hỏi! Và rồi có cơ hội thì mời người ta một ly cafe hoặc một bữa cơm trưa coi như là cho bạn xin một ít kinh nghiệm của người ta. Hãy mạnh dạn lên bạn nhé! Hãy nhớ rằng người thành công thường hành động khác với đám đông! Bạn sẽ khó đạt được một kết quả vượt bậc nếu như bạn cũng làm tương tự như bao người khác! Vì thế hãy bứt phá và học cách đôi khi phải tách ra khỏi đám đông để phát triển hơn nữa!
Thậm chí bạn cũng có thể nhờ những người này hỗ trợ bạn trong việc chốt sale, nếu bạn thấy một khách hàng nào đó tiềm năng mà vẫn chưa đủ tự tin để chốt sale hoặc chỉ đơn giản bạn muốn an toàn hơn! Nhưng nhớ rằng điều này chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu thôi nhé! Đừng phụ thuộc quá vào người khác mà bạn cần phải phát triển từng ngày, tích lũy từng ngày.

6. Ngày thứ 6: Tìm hiểu về pháp lý dự án


Chúc mừng bạn đã kiên trì đọc tới ngày thứ 6
5 ngày đầu tiên là những công việc cần thiết cho một nhân viên sale và nó thông thường là bắt đầu từ ngày thứ hai đến thứ sáu trong một tuần làm việc và đến ngày thứ 6 này đã là ngày cuối tuần thứ bảy rồi! Thông thường ngày này công việc của bạn khá nhẹ nhàng và bạn không có khách hàng nên thường thì các trưởng nhóm, trường phòng có kế hoạch cả nhóm đi phát tờ rơi ở "đầu đường, xó chợ" nào đó! Nếu có thể thì bạn nên xin trực dự án vào ngày thứ 7 này.
Ngày thứ 6 này tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu về pháp lý của dự án mà bạn đang bán nên nếu có thể trực dự án thì tốt hoặc không trực dự án thì bạn cũng phải dành thời gian tìm hiểu về pháp lý của dự án!
Vì một khách hàng quyết định mua một sản phẩm bất động sản thì họ hay quan tâm đến pháp lý của dự án đến đầu rồi? Dự án đã được cấp sổ đỏ cho khu đất làm dự án chưa? Dự án đã có giấy phép xây dựng chưa? Dự án căn hộ đã có biên bản nghiệm thu xây dựng xong phần móng chưa? Dự án được Sở xây dựng cho phép bán hàng chưa? Dự án đã được bảo lãnh ngân hàng chưa? Mua nhà/ đất dự án này có được vay vốn ngân hàng không? ... và ...

Tôi không yêu cầu các bạn phải trở thành một luật sư về bất động sản nhưng nếu các bạn nói rằng "em là nhân viên sale nên chỉ bán hàng còn pháp lý dự án, tụi em không nắm ạ! Để em hỏi pháp lý công ty rồi báo chí sau ạ!" thì thật sự bạn đã mất điểm trong mắt khách hàng và khả năng gẫy giao dịch là rất lớn! Từ đầu tôi đã khuyên các bạn rồi "Hãy quan tâm đến dự án như thể là chính bạn mua sản phẩm của dự án này vậy!". Như thế thì khả năng thành công của bạn mới cao!

Nếu ở Dự án thì bạn sẽ lắng nghe các nhân viên khác tư vấn về các câu hỏi liên quan đến pháp lý dự án như thế nào để bạn lắng nghe và học hỏi! Có thể kiểm tra lại nếu cần! Còn không có điều kiện thì bạn có thể hỏi trưởng phòng hoặc hỏi anh pháp lý của công ty bạn!
Ngoài ra vào website của các công ty luật để đọc các bài viết liên quan đến pháp lý là điều cần thiết!


Nhiều khi tôi hay nói với nhân viên của tôi rằng: "Để có khách hàng hay không thì cần phải Marketing giỏi nhưng để chốt khách hàng được hay không thì cần nắm pháp lý dự án thật chắc!"

7. Tìm hiểu về sản phẩm của đối thủ.

Ngày cuối cùng trong đợt 7 ngày làm việc đầu tiên rồi nhỉ! Nhưng các bạn chưa được nghỉ ngơi đâu, tôi sẽ bắt các bạn làm việc vất vả cả buổi sáng Chủ nhật này nữa!

Thật là ngây thơ khi nghĩ rằng khách hàng mình chỉ xem mỗi dự án tại công ty mình và chỉ cần cố gắng cung cấp nhiều thông tin về dự án của mình để chốt sale là được!
Hầu hết những trước khi mua bất động sản họ tìm hiểu rất nhiều dự án và có thể đi xem một vài hoặc cũng rất nhiều dự án trước khi quyết định sẽ mua dự án nào!

Vì thế để có thể trao đổi với khách hàng được lâu hơn, có thể trở thành một chuyên gia tư vấn về bất động sản cho khách hàng thì bạn phải am hiểu thị trường mà cụ thể là bạn tìm hiểu những dự án của các công ty đối thủ/ đối tác xung quanh dự án của bạn. Sau đó phân tích những dự án đó có giá cả như thế nào? Có ưu và nhược điểm gì? Và phải trả lời được câu hỏi: "TẠI SAO KHÁCH HÀNG MUA SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA CÔNG TY MÌNH MÀ KHÔNG MUA SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN KHÁC?" Tại sao và tại sao?

Bạn phải tìm ra những lý do là điểm mạnh của dự án bạn đang bán, nó phù hợp nhất với những người nào nhất!
Nếu bạn xác định câu hỏi này được rõ ràng thì bạn có thể tập trung vào khâu Marketing ngay từ ban đầu để tiếp cận những người này được tốt thông qua việc Quảng cáo Google, Quảng cáo Facebook, Phát tờ rơi,...

Nhưng nhớ rằng đừng bao giờ "ba hoa" về những thứ vớ vẩn để tâng bốc dự án mình lên quá mức và nói xấu dự án khác nhé! Khách hàng là những người có tiền và họ đủ thông minh để biết được đâu là xấu đâu là tốt! Bạn chỉ nên giúp khách hàng tìm hiểu và gợi mở những cầu hỏi để khách hàng tự ra quyết định! 

LỜI KẾT

Viết tới đây cũng thấy bài viết dài rồi nên tạm dừng dù là còn rất nhiều điều muốn chia sẻ với các bạn. Nhưng tôi có khuyên đến đâu hoặc có nói nhảm như thế nào thì các bạn có bán được hàng hay không vẫn phụ thuộc vào chính bản thân các bạn! Hành động của các bạn! Niềm tin của các bạn!

Những công việc chia sẻ ở 7 ngày làm việc nêu trên sẽ được các bạn lập đi lập lại hầu hết trong suốt thời gian làm nghề môi giới bất động sản vì thế các bạn nên ghi nhớ thật kỳ và tìm hiểu thêm, tích lũy thêm những kiến thức, kinh nghiệm để mở rộng những điều tôi nói ở trên!

Chúc các bạn sức khỏe và tập trung vào kế hoạch mình đặt ra cho đến khi có những giao dịch đầu tiên và ... thường xuyên!
Theo Online

Các bước sale bất động sản mới vào nghề cần làm khi gặp khách hàng tư vấn trực tiếp

Làm sao để gặp khách hàng và tư vấn hiệu quả? Đây là điều mà các sale mới vào nghề thường hay lo lắng và gặp phải. Nhiều khi gặp khách rồi run không nói được gì hoặc nói rất nhiều mà chẳng biết nói gì cả. Hôm nay Lộc Hạnh chia sẽ kinh nghiệm để gặp khách tư vấn trực tiếp một cách hiệu quả từ kinh nghiệm bản thân rút ra được, hi vọng sẽ hỗ trợ được nhiều cho các chiến binh sale mới vào nghề.
Hôm rồi ngồi tư vấn cùng các bạn sale mới, thấy các bạn cứ run run khi ngồi tư vấn cho mình. Chia cặp ra gần 10 cặp tư vấn 1 sale mới, 1 sale cũ các bạn tư vấn chéo cho nhau xong thì giật mình vì sale cũ hay mới đều có vướng 1 bệnh chung là quên trước, quên sau. Lý giải điều này có khả năng là do thiếu sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị ở đây là việc thiết lập kịch bản khi đi gặp khách hàng. Lộc Hạnh ngẫm lại với kiến thức của mình thì Hạnh xin chia sẽ 8 bước sale mới nên làm khi đi gặp khách hàng. Thực hiện theo 8 bước này Lộc Hạnh nghĩ sẽ giúp các bạn làm chủ cuộc trò chuyện khi đi gặp khách hàng trực tiếp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hãy chuẩn bị một cách đầy đủ nhất thông tin tài liệu về dự án, một bảng ghi nhận thông tin cá nhân khách hàng về các tiêu chí như: Họ Tên, nơi ở, nơi làm việc, email, nhu cầu tài chính cá nhân, mục đích mua…Các bạn nên chuẩn bị 1 trang giấy A4 để vừa nói chuyện với khách hàng vừa note lại thông tin quan trọng không thì trong lúc trao đổi chút nữa nhớ không nhiều.
Lưu ý: luôn chuẩn bị ít nhất 2 bộ trở lên, đôi khi đến văn phòng của khách lại tư vấn thêm cho đồng nghiệp của khách hàng.

Bước 2: Giới thiệu và trao Name Card.

Khi gặp khách hàng điều đầu tiên các bạn nên làm là giới thiệu thông tin cá nhân mình một cách ấn tượng nhất, và trao Name Card ( Lưu ý khi trao Name Card phải chú ý chiều Name Card hướng về khách hàng để họ đọc tên chúng ta ).
Ví dụ: Chào anh chị, em tên Nguyễn Lộc Hạnh, hôm nay em rất hân hạnh được gặp anh/chị để tư vấn về dự án bên cty em phân phối. Em xin gửi anh/chị name card của em. Em đã làm bất động sản hơn 2 năm. Đưa tay ra bắt tay với khách hàng.
Bắt tay trao name card

Bước 3: Phá Băng

Hiển nhiên khi gặp một người lạ chúng ta có thói quen đề phòng, khách hàng cũng vậy, chúng ta là một người lạ đối với họ và họ biết mục đích của chúng ta là bán hàng  nên việc họ có khoảng cách với chúng ta là điều bình thường. Việc phá băng này khá là đơn giản. Chúng ta chỉ cần sử dụng nghệ thuật khen ngợi, hỏi thăm.
Ví dụ: Anh còn trẻ mà thành đạt quá! Công ty của anh quy mô lớn quá! Nhân viên của anh/chị thật chuyên nghiệp…
Một lời khen sẽ phá bỏ đi khoảng cách giữa chúng ta và khách hàng lúc đó bắt đầu câu chuyện sẽ khá dễ dàng.

Bước 4: Thăm hỏi và dẫn dắt

“Tư vấn” là gì? Tư là riêng tư, vấn là hỏi => Qúa trình tư vấn là quá trình tạo ra những câu hỏi để khách hàng chia sẽ những vấn đề riêng tư về nhu cầu của họ.
Trong bước này hãy đi nhẹ nhàng bằng cách từ hỏi thăm công việc đến lịch sử đầu tư của khách hàng, đã từng đầu tư hay chưa, phân khúc nào? Thua hay thắng? Thua thì chúng ta đồng cảm chia sẽ, thắng thì chúng ta hãy ngợi ca về tầm nhìn của khách hàng…rồi từ từ hãy dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về sản phẩm của bạn.
Rồi bạn xác định mục đích đầu tư của khách hàng là gì? Họ mong đợi gì? Tài chính dự kiến của họ ra làm sao? 
Đây là 3 dữ kiện quan trọng phải khai thác được trong Bước 4 này.
Hãy nhớ kỹ là làm sao để bạn lắng nghe được khách hàng nói nhiều hơn là nói cho khách hàng nghe.

Bước 5: Tư vấn đúng mục đích khách hàng mong muốn

Việc xác định mục đích mua hàng và mong đợi của khách hàng rất quan trọng. Khi biết mục đích đầu tư bạn sẽ có kịch bản tư vấn phù hợp:
Ví dụ:
Khách hàng mua để ở: Với đối tượng khách hàng này chúng ta phải nhấn về giá trị sống, tiện ích của dự án mang lại. Lưu ý đến khoảng cách đi làm từ dự án đến chỗ làm của vợ chồng, con cái…họ quan tâm đến môi trường sống khá nhiều.
Khách hàng mua đầu tư: với đối tượng khách hàng này cần phải biết rằng họ đầu tư với mục đích gì? Đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn?
Đầu tư ngắn hạn thì sản phẩm chúng ta phải có những yếu tố tác động đến tăng giá liên quan đến hạ tầng giao thông, khu vực. Như căn hộ Masteri Thảo Điền vì có tuyến metro hình thành, Xa Lộ Hà Nội nâng cấp. Các dự án của Khang Điền tăng giá nhờ quy hoạch đường song hành cao tốc…
Đầu tư dài hạn thì chúng ta nên có phương án tài tính kết hợp như khai thác dịch vụ tiện ích hoặc giá trị của bất động sản. Ví dụ: Mua đất xây nhà nghỉ, khách sạn. Nếu bạn tính toán được giá dự kiến cho thuê, thời gian hoàn vốn, đòn bẩy tài chính…chắc chắn bạn sẽ làm cho khách hàng mê mẫn.
Tư vấn điều khách hàng cần chứ không phải điều bạn muốn nói
Tư vấn điều khách hàng cần chứ không phải điều bạn muốn nói

Bước 6: Xử lý từ chối

Chắc chắn với bạn rằng dù sản phẩm của bạn có đẹp, có không tỳ vết…thì cũng sẽ có người khen, người chê vì vậy khách hàng chê là điều bình thường.
Để có hướng xử lý việc này tốt nhất thì các bạn phải chuẩn bị sẵn 1 bản Q&A cho cá nhân. Bảng cầu hỏi này bạn hãy tìm đến những best sale hoặc quản lý của mình nhờ họ trả lời giúp bạn. Ghi âm lại và chọn những câu trả lời đắt giá nhất để các bạn trả lời cho khách hàng.
Càng chuẩn bị kỹ thì sẽ càng yên tâm khi đi gặp khách hàng. Và đây sẽ là bí kíp để các bạn gặp khách hàng trong mọi trường hợp khó khăn.
Xử lý từ chối

Bước 7: Chốt khách hàng

Chốt Deal luôn là vấn đề mà các sale sợ nhất hoặc hưng phấn nhất. Còn sale mới thì run cầm cập.
Đối với Hạnh chốt deal không chỉ là chốt giao dịch. Mà chốt khách ở đây là chúng ta chốt lại kết quả của cuộc tư vấn:
Sau cuộc tư vấn này khách hàng có hài lòng hay chưa? Nếu đã hài lòng tại sao chưa ra quyết định?
Khách hàng có phải là người ra quyết định hay không? Hay là phải phụ thuộc vào ý kiến của một người khác?
Khách hàng còn vấn đề gì chưa được hài lòng về sản phẩm mà bạn chưa giải đáp được? Vậy nếu bạn giải đáp được khách hàng có sẵn sàng mua sản phẩm của bạn hay không?
Giá trị bạn nhận được trong cuộc gặp gỡ này là gì? Bạn sẽ gặp khách hàng lần tiếp theo vào khi nào? Cụ thể lịch hẹn cho lần tới sẽ rất tốt cho bạn.
Chốt cuộc trò chuyện

Bước 8: Sau buổi gặp

Sau khi về công ty hãy nhắn cho khách hàng một tin nhắn cảm ơn về buổi gặp mặt ngày hôm nay.
Hãy gửi lại khách hàng 1 email xác nhận lại những thông tin đã trao đổi ngày hôm nay. Đôi khi khách hàng sẽ quên 1 điều gì đó quan trọng trong cuộc trao đổi.
Hãy nhờ quản lý của bạn gọi cho khách hàng, hỏi thăm về buổi tư vấn của bạn. Khách hàng sẽ cảm thấy được trân trọng hơn và sẽ tăng mức độ hài lòng.
Và sau đó là chiến lược theo đuổi khách hàng tiến đến giao dịch!!!
Trên là 8 bước mà Lộc Hạnh tổng kết với kinh nghiệm cá nhân của mình. Tuy nhiên trong thực tế đôi khi sẽ khác đôi chút, quan trọng chúng ta là người kinh doanh phải thiên biến vạn hóa và ứng dụng phù hợp cho từng giai đoạn. Quan trọng nhất là phải làm chủ được cuộc tư vấn.
Khi bạn làm chủ được cuộc tư vấn bạn sẽ nâng khả năng đóng Deal của mình lên đến 70%.
Theo Online

bán đất đà nẵng