đăng ký sàn binance      
 
mua bán coin sàn mxc      

Sài Gòn

[sai-go][column2][#FF6633]
Bán căn hộ fpt plaza đà nẵng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Coin. Hiển thị tất cả bài đăng

DeFi 2.0 là gì và ưu nhược điểm của DeFi 2.0

Trong thời gian vừa qua, DeFi 2.0 là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá mới lạ khiến nhiều bạn "hoang mang" trong quá trình xác định dự án DeFi 2.0 để đầu tư. Hôm nay tôi sẽ viết 1 bài để các bạn phân biệt giữa 1 và 2 nhé:

DeFi 2.0 là tập hợp các dự án nhằm cải thiện các vấn đề của DeFi 1.0. Mục đích của DeFi là mang tài chính đến với đại chúng. Tuy nhiên, mô hình này đã gặp những khó khăn về khả năng mở rộng, bảo mật, phi tập trung, thanh khoản và khả năng tiếp cận thông tin. DeFi 2.0 muốn cải thiện những điều này và làm cho trải nghiệm người dùng thân thiện hơn. Nếu thành công, DeFi 2.0 có thể giúp giảm thiểu rủi ro và rào cản tới những người dùng muốn sử dụng nó.



1.Nhược điểm của DeFi1.0


Đầu tiên, về phí giao dịch, tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng thì thấp, tokenomics, doanh thu, lợi nhuận, và cuối cùng là kết quả sử dụng vốn của DeFi 1.0

Tiếp theo là vấn đề về bảo mật, năm nay có khá nhiều vụ Hack liên quan khá nhiều đến DeFi ví dụ như: Ronin Bridge, Wormhole, Beanstalk,....

Cái quan trọng nhất là thanh khoản khá thấp, phân mảnh, không bền vững, đa số tất cả những dự án mới ra đời đều tăng trưởng mạnh rồi vụt tắt

Cuối cùng, Hiệu quả sử dụng vốn chưa bao giờ là tối ưu hóa, nguồn sử dụng để dung cấp trên AMM vẫn chưa tối ưu hóa hết mức, người cho vay thì nhiều hơn cả người đi vay, làm cho lợi nhuận không nhiều ( tức là người cung cấp thanh khoản không cao)

DeFi 1.0 đã được chứng minh là cực kỳ phổ biến, với tổng giá trị bị khóa tăng trên 270 tỷ đô la vào ngày 26 tháng 11 năm 2021 (dữ liệu theo rcrypto.com). Một trong những điểm thu hút chính của DeFi chắc chắn là lãi xuất cao, vượt xa những gì ngân hàng và hầu hết các công cụ tài chính truyền thống khác có thể cung cấp. Ví dụ: các giao thức blue-chip DeFi (ví dụ như Curve, Sushi) thường cung cấp khoảng 2% -15% APY trên các tài sản tiền điện tử khác nhau, trong khi các giao thức rủi ro khác có thể có lãi xuất hấp dẫn như 35.000% APY.

Tuy nhiên, qua quá trình vận hành defi 1.0 có nhược điểm đó là lạm phát token. Khi các nhà đầu tư tiến hành staking, hay tạo thanh khoản cho các sàn defi 1.0, sàn thường lấy token của mình trả lãi cho nhà đầu tư. Vì thế, lạm phát token là không tránh khỏi, dẫn đến giá trị của token ngày càng giảm.


2. Ưu điểm của DeFi2.0


-Tập trung nhiều hơn về tốc độ, tập trung khả năng mở rộng( ví dụ Ethereum có Layer2, BNB Chain ra mắt zkBNB và có thêm Chains Of Chains

- Tính tập trung sẽ được cải thiện bằng DAO, phấn đấu để trở thành tiêu chí của DeFi Protocol

- Hiệu quả sử dụng vốn sẽ được tối ưu hóa do tính tập trung và phí đã được cải thiện kéo theo VOLUME cao hơn, thu lại nhiều doanh thu

Để xử lý các vấn đề mà defi 1.0 gặp phải, defi 2.0 đã xuất hiện và đang dần chứng minh được ưu thế của mình. Kết hợp với các sàn TRADE FUTURES DEX (DEX phái sinh), defi 2.0 chính là mảnh ghép hoàn hảo của các sàn TRADE FUTURES DEX. 

Khi Defi 2.0 kết hợp với sàn TRADE FUTURES DEX các nhà đầu tư có thể đóng vai trò là người cung cấp thanh khoản hoặc trader.

- Đối với các nhà đầu tư: Với việc stake, tạo thanh khoản cho sàn TRADE FUTURES DEX. Nhà đầu tư vừa được được hưởng hoa hồng từ phí giao dịch khi người dùng thực hiện giao dịch. Đồng thời cũng được hưởng hoa hồng từ việc thua lỗ của trader.

- Đối với trader: Không cần đăng ký, xác minh. Trader tự quản lý tài sản của mình. Khớp lệnh chuẩn giá hoặc ít trượt giá đối với sàn có pool thanh khoản cao. Nếu trade thắng, thì sẽ lấy lợi nhuận từ pool thanh khoản

- Đối với người thông minh: Họ có cấp thanh khoản cho sàn để hưởng lãi. Sau đó man lãi đi TRADE FUTURES. Trường hợp thì mấy lãi, trường thắng thì lãi kép. Khi có lãi, lại tiếp tục tái đầu tư, cũng cấp thanh khoản cho sàn => Lãi tam, lãi tứ.

- Đối với sàn: Sàn chỉ đứng ra trung gian giữa bên cung cấp thanh khoản và bên trader. Chính vì thế các giao dịch trên TRADE FUTURES DEX được đánh giá cao hơn về tính minh bạch và khả năng bảo mật.

- Hiện tại volume giao dịch phái sinh trên sàn DEX chỉ chiếm khoảng từ 0.97 - 2% (tuỳ thời điểm) so với với CEX khoảng 778m/12 tỷ USD (theo theblock.co dữ liệu ngày 10/10). Như vậy có thể thấy tiềm năng của thị trường này còn rất lớn và mảnh đất dành cho TRADE FUTURES DEX phát triển còn rất rộng.

- Theo bạn, thì defi 2.0, TRADE FUTURES DEX có thể là xu hướng và sẽ bùng nổ trong 2 năm tới, hoặc trong chu kỳ tới hay không?


Tổng kết lại, Quan trọng nhất DeFi phải tối ưu hóa được thanh khoản để tạo ra được Real Yield.

Lưu ý:

- Không phải dự án nào được CoinMarketCap list là DeFi 2.0 mới là Dự án DeFi 2.0

- Có những dự án DeFi 2.0 rất gần gũi, hoạt động vô cùng hiệu quả nhưng lại chẳng ai chú ý



Nên mua đồng Coin nào để mau giàu năm 2023

Nên mua đồng Coin nào để mau giàu năm 2023Tình hình đầu tư Coin khó khăn chung không biết người khác sao chứ cá nhân admin vẫn tin là sẽ up, chỉ là sớm hay muộn thôi. Và coin nào cũng sẽ đến lượt. Quan trọng có chờ được hay ko thôi 

Chứ giờ coin anh em ôm mới giảm tí làm gì căng so với anh em đu đỉnh năm 2021. Anh em nên nhớ những coin tăng mạnh nhất năm nay đều đã từng bị chia “về lòng đất” trước khi comeback mạnh mẽ tạo ATH. 

- DOGE từng chia 4 rồi x740 lần

- FTM từng chia 5 rồi x267 lần

- SOL từng chia 5 rồi x260 lần

- MATIC từng chia 3 rồi x100 lần

- AXS từng chia 5 rồi x73 lần

- AVAX từng chia 3 rồi x50 lần

- ...

Nói chung làm gì có mấy coin call phát xx ngay. Đầu tư dễ vậy thì ai cũng giàu hết rồi. Anh em nên bỏ kỳ vọng đó đi. Những ai ăn được xx cũng đã phải chịu cảnh chia 5 xẻ 7 trước khi hái quả ngọt đó chứ. 

Để bay thì coin cần thời gian điều chỉnh và tích luỹ. Tích luỹ càng lâu pump càng mạnh. Nhưng đó cũng là lúc market tra tấn tinh thần chúng ta kinh khủng nhất. Suốt ngày pump lên rồi lại giật xuống, chẳng mấy ai chịu nổi 

 

Thời gian của market là vô hạn, còn chúng ta lại luôn thiếu kiên nhẫn. Vì vậy thay vì ngày nào cũng lo lắng rồi hỏi coin này coin kia sao chưa bay, hãy dành thời gian tìm hiểu thị trường, trau dồi kiến thức và đặc biệt là rèn luyện tính kiên nhẫn. Bởi đầu tư giống như trồng cây. Bạn cần kiên nhẫn bỏ thời gian công sức ra chăm bón cho cây (giống như thu nạp kiến thức và trải nghiệm). Đến đúng thời điểm cây sẽ ra hoa, bạn sẽ đủ trải nghiệm, bản lĩnh và chờ được ngày coin pump


Cá nhân admin năm 2023 nên đầu tư những Coin này :



Mình suy nghĩ thế này.Không biết các bạn nghĩ thế nào ,chúng mình cùng thảo luận nhé.
Bài viết mang tính cá nhân, không phải là lời khuyên đầu tư, admin không chịu trách nhiệm dưới mọi hình thức



BitMEX ra token sàn và cơ hội nhận Airdrop cho người dùng

 Sàn giao dịch tiền điện tử BitMEX đang chuẩn bị cho ra mắt token của riêng mình và sẽ airdrop cho cả người dùng hiện tại lẫn người dùng mới.

Theo thông báo mới nhất, BitMEX cho biết token BMEX sẽ được airdrop vào ngày 1/2/2022 trong ví BitMEX của khách hàng.



Người dùng mới với KYC đã hoàn thành có thể đăng ký để nhận 5 token BMEX và 10 USDT. Các trader hiện tại sẽ nhận được token BMEX khi họ giao dịch. Ngoài ra còn có một chương trình giới thiệu người dùng nhận token BMEX. Cụ thể, nếu bạn giới thiệu 3 người dùng mới đăng ký và hoàn thành KYC, bạn sẽ nhận được 15 token BMEX.

Để mở tài khoản nhận airdrop token BMEX, hãy truy cập vào link sau:

https://www.bitmex.com/

Token BMEX sẽ có nguồn cung tối đa là 450 triệu đơn vị, được cấp trong khoảng thời gian lên đến 5 năm.

BitMEX cho biết: “Phần lớn BMEX sẽ được sử dụng để thưởng cho người dùng và phát triển hệ sinh thái BitMEX. 20% sẽ được dành riêng cho nhân viên BitMEX và 25% khác cho cam kết lâu dài của chúng tôi đối với token và hệ sinh thái”.


Nếu các bạn là những người đã từng chơi trade coin hay có chút hiểu biết về tiền điện tử thì cũng đã biết Bitmex là gì? Bitmex là sàn giao dịch ký quỹ được nhiều nhà đầu tư tin dùng. Nhưng một sự kiện đã xảy ra vào tháng 10 năm 2019, Bitmex đã mắc sai lầm khi để lộ tất cả email của mình từ những người dùng đã đăng ký. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về bảo mật và quyền riêng tư của tất cả khách hàng. Vấn đề quản lý này là một trong những ảnh hưởng chính và chung của thế giới tiền điện tử về mặt bảo mật.

Khái niệm sàn Bitmex là gì?

Bitmex là một sàn giao dịch tiền điện tử có khối lượng giao dịch rất lớn và thường dành cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Tại Bitmex, nó hỗ trợ nhiều loại tiền tệ và tiền tệ khác nhau để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, không giống như các sàn giao dịch khác, Bitmex chỉ hỗ trợ gửi tiền Bitcoin và sau đó sử dụng Bitcoin để mua các loại tiền tệ khác, lại thu lợi từ Bitcoin và rút về ví của mình.

Trang chủ: https://www.bitmex.com/

Về cơ bản, sàn giao dịch Bitmex tương tự như các sàn giao dịch : Binance, Bittrex, nhưng nó có giao diện khá cổ điển và đôi khi hơi khó hiểu so với người mới bắt đầu.

Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã biết sàn bitmex là gì rồi đúng không? Nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn nữa về những đặc tính cơ bản của sàn nhé!

Đặc điểm của Bitmex là gì?

Số lượng BTC sẽ được quy đổi thành XBT (1 XBT = 1 BTC). Bạn có thể sử dụng nó để mua và bán tiền điện tử khác và các giao dịch trên sàn.

Hiện giá tại Bitmex được tổng hợp từ 2 sàn BitStamp và GDAX (50% -50%), trong đó một sàn là của Anh và một là của Mỹ.

Bitmex hiện hỗ trợ các loại tiền sau: Bitcoin (BTC), Cardano (ADA), Bitcoin Cash (BCH), EOS, Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Tron (TRX), Ripple (XRP).

Các tính năng nổi bật của Bitmex là gì?

  • Yếu tố an toàn: Nhóm Bitmex rất coi trọng vấn đề bảo mật. Họ lưu trữ tất cả tiền trong ví đa chức năng mà chỉ có thể truy cập nếu hầu hết các đối tác cho phép. Cũng như các ví lạnh ẩn ngoài tầm với của các tin tặc tiềm năng. Ngoài ra, tất cả các khoản rút tiền đều được xem xét thủ công bởi ít nhất hai nhân viên Bitmex trước khi được gửi đi.
  • Mức phí giao dịch thấp : Mức phí giao dịch phụ thuộc vào thương lượng giữa người bán và người mua nhưng thường giao động từ -0.05% – 0.075%.
  • Nền tảng giao dịch chất lượng: Các giao diện , tính năng biểu đồ đẹp dễ nhìn.
  • Hỗ trợ tiền tệ hợp pháp: Bitmex cho phép giao dịch bitcoin với các loại tiền tệ hợp pháp USD, Yên Nhật (JPY), Nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY)
  • Sử dụng ngôn ngữ đa dạng : Bitmex hiện hỗ trợ 5 ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Hàn
  • Giới thiệu về Giao dịch ký quỹ: hỗ trợ ký quỹ với đòn bẩy 100x rất lớn
  • Không cần xác minh danh tính: Đây là một lợi thế mà Bitmex cung cấp, bạn không cần phải xác minh tài khoản của mình khi giao dịch.
  • Dịch vụ khách hàng: hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua nhiều kênh khác nhau như trò chuyện trực tiếp trên web, email, đặt vé cho nhóm hỗ trợ của họ hoặc thông qua các mạng xã hội như facebook, twitter, telegram.

Gửi và rút tiền tại bitmex là gì?

Người dùng chỉ có thể gửi hoặc rút Bitcoin trên Bitmex, ngoài ra không thể sử dụng một loại tiền tệ khác.

Không có phí gửi hoặc rút bitcoin, nhưng khi rút Bitcoin, phí mạng tối thiểu dựa trên khả năng chịu tải của blockchain và cũng là phí duy nhất từ ​​ngân hàng hoặc các mạng tiền điện tử.

Tiền gửi có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, nhưng quá trình rút tiền sẽ được xử lý thủ công vào một thời điểm xác định hàng ngày. Điều này sẽ giúp bảo mật tiền của người dùng an toàn hơn và được thực hiện bằng cách thêm thời gian (thông báo qua email) để có thể hủy mọi yêu cầu rút tiền gian lận, cũng như bỏ qua việc sử dụng hệ thống tự động.

Ưu điểm tại Bitmex là gì?

  • Khối lượng giao dịch lớn giúp bạn mua và bán dễ dàng hơn.
  • Công dụng có công suất lớn, đáp ứng nhu cầu của người dùng
  • Phí giao dịch thấp chỉ 0-0,25%
  • Có tính bảo mật cao: Khi tiến hành tải bitmex lên thì BTC sẽ ngay lập tức được lưu trữ giúp bảo mật mọi thông tin một cách tối ưu nhất.
  • Bitcoin có thể được gửi 24/7, nhưng phải đến 13:00 UTC hàng ngày, các yêu cầu gửi tiền mới được chấp thuận, tăng tính bảo mật cho nền tảng.

Nhược điểm tại Bitmex là gì?

  • Bitmex chủ yếu phục vụ cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp, nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bị cháy tài khoản
  • USDT không được hỗ trợ.
  • Chưa có ứng dụng di động, điều này gây bất tiện cho nhiều người

Cách tạo tài khoản Bitmex là gì?

Bước 1: Để tạo tài khoản tại Bitmex trước tiên người dùng phải đăng ký tại bitmex app. Bạn phải cung cấp địa chỉ email chính, quốc gia sinh, tên. Sau đó chọn đăng ký!

Bước 2: Sau khi điền xong phần thông tin, Bitmex sẽ gửi email xác nhận đến địa chỉ email mà bạn đã dùng để đăng ký. Tiếp theo vào email nhấn xác minh là đã đăng ký thành công tài khoản.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bitmex không chấp nhận bất kỳ nhà điều hành nào ở Hoa Kỳ và sẽ sử dụng IP để xác minh rằng người dùng có ở Hoa Kỳ hay không. Mặc dù một số người dùng ở Mỹ đã bỏ qua điều này khi sử dụng VPN.

Phí giao dịch tại Bitmex là gì?

Không giống như các sàn giao dịch khác, ngoài phí gửi / rút tiền và phí giao dịch, Bitmex còn có các loại phí khác, bên dưới mình sẽ đưa ra từng loại phí:

Phí gửi / rút Bitcoin tại Bitmex

Phí gửi và rút Bitcoin tại Bitmex là miễn phí, một số tiền nhỏ sẽ được khấu trừ dựa trên phí giao dịch Bitcoin tại thời điểm đó. Hiện tại, phí rút tiền khá cao do số lượng lớn giao dịch Bitcoin trên thị trường.

Phí giao dịch trong Bitmex

Với Bitmex, bạn không phải trả phí nếu là nhà sản xuất, thậm chí bạn còn được thưởng 0,025% giao dịch. Nếu bạn là Taker, bạn sẽ chỉ phải trả 0,075% phí giao dịch.

Nếu bạn đặt lệnh đang chờ xử lý ở một mức giá nhất định để đặt lệnh, bạn sẽ là người tạo thị trường. Ví dụ: Bitcoin ở mức 10.000 và bạn đặt lệnh mua 1 Bitcoin với giá 9.000 thì bạn là nhà sản xuất. Trong trường hợp này, bạn sẽ được thưởng 9000 * 0,025% = 2,25

Nếu bạn đặt lệnh ngay lập tức với giá sàn hiện tại, thì bạn là nhà tạo lập thị trường.

Lưu ý: Phí Bitmex được tính cho tổng giá trị của của các lệnh đã đặt sau khi tỷ lệ đòn bẩy tăng lên. Ví dụ: nếu bạn đặt hàng với giá 10.000 đô la với đòn bẩy gấp 10 lần (nghĩa là bạn chỉ chi 1.000 đô la), phí sẽ được tính là 1000 * 10 * 0,075% = 7,5 USD.

Phí thanh toán

Phí thanh toán đây là loại phí sẽ được tính khi hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận. Nếu bạn thường giao dịch theo hợp đồng vĩnh viễn thì sẽ không phải trả phí. Phí này là 0% đối với LTC, 0,5% đối với BTC và 0,25% đối với các loại tiền tệ khác.

Lãi suất tài trợ là gì?

Tỷ giá tài trợ là sự trao đổi giữa các nhà giao dịch dài và ngắn. Nếu tỷ lệ tài trợ số tiền là dương, người chơi dài hạn phải trả cho người chơi ngắn hạn và ngược lại. Tỷ lệ tài trợ nhằm đảm bảo rằng giá giao dịch trên Bitmex khớp với giá tham chiếu.

Việc tiếp quỹ diễn ra 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 8 tiếng vào lúc 11 giờ sáng, 7 giờ tối. và 3 giờ sáng theo giờ Việt Nam. Bạn chỉ thanh toán hoặc nhận tiền nếu bạn ở vị trí trong thời gian này.

Tỷ lệ tài trợ được sử dụng để khuyến khích các nhà giao dịch mở các vị thế ngược lại so với hầu hết các giao dịch khác.Tỷ lệ tài trợ được hiển thị trong phần chi tiết hợp đồng ở góc phải giao diện chính, bạn đặt chuột sẽ thấy tỷ lệ dự đoán, tức là giá trị dự đoán lần sau.

Các loại hợp đồng của sàn Bitmex là gì?

Hợp đồng tương lai truyền thống: Là một sản phẩm phái sinh và là một thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa, tiền tệ hoặc công cụ khác với mức giá được xác lập trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Hợp đồng tương lai truyền thống có sẵn cho BTC và các loại tiền thay thế được hỗ trợ khác.

Hợp đồng vĩnh viễn: Là một sản phẩm phái sinh tương tự như hợp đồng tương lai truyền thống, nhưng không có thời hạn sử dụng hoặc thanh toán tương tự như hợp đồng tương lai truyền thống.
Hợp đồng hoàn trả giảm của Bitmex: Cho phép người mua hợp đồng tham gia vào khả năng được giảm giá của công cụ cơ bản, chỉ có sẵn cho BTC.

Bitmex có hợp pháp và an toàn không?

Câu trả lời là có, Bitmex vẫn được đánh giá cao và là một trong những sàn giao dịch an toàn nhất cho nền tảng giao dịch ký quỹ tiền điện tử. Bạn không thể sử dụng giao dịch tức thì ở đây, nhưng bạn vẫn phải gửi BTC vào tài khoản của mình và đó là lý do tại sao họ luôn có các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt.

Ngoài ra, không có bất kỳ cuộc thảo luận lớn nào trên các diễn đàn hoặc phương tiện truyền thông xã hội về vấn đề sàn Bitmex lừa đảo. Một phần nguyên nhân là do có một số nhà giao dịch còn non nớt chưa nắm rõ cách đầu tư bị thua lỗ.

Đối với giao dịch ký quỹ, Bitmex là thỏa thuận tốt nhất. Khối lượng giao dịch hàng ngày cũng truyền tải thông điệp rằng đây là một sàn giao dịch tiền điện tử hợp pháp. Tuy nhiên, do sự cố lộ thông tin email khách hàng như đã đề cập ở đầu bài viết nên bạn có thể cần cân nhắc trước khi quyết định đăng ký và cung cấp thông tin cho Bitmex.

Kết luận Bitmex là gì?

Bitmex là một nền tảng giao dịch tiền điện tử chuyên nghiệp tạo ra mức giao dịch cao cho Bitcoin và các giao dịch tiền điện tử khác. Hơn nữa, sàn giao dịch cũng cung cấp phí giao dịch tương đối thấp.

Tóm lại, giao dịch ký quỹ và hoạt động đòn bẩy là một quá trình rủi ro và có thể được mô tả như một trò chơi rủi ro cao. Đối với bất kỳ nhà đầu tư nào muốn tham gia thị trường tiền điện tử, thì Bitmex là một lựa chọn khả thi.

 

Danh sách các đồng Coin Web 3.0 HOT nhất hiện nay

 

Thế giới đang đứng trên bờ vực của một cuộc cách mạng công nghệ khác. Các nhà đầu tư và nhà phát triển đã nắm bắt được sức mạnh của Internet thế hệ tiếp theo sẽ có lợi thế khi thế giới bắt đầu tận dụng những lợi ích của Web 3.0.

Web 3.0 là gì ?

Web 3.0 là phiên bản thứ ba của Internet. Trong đó, Web 1.0 được coi là phiên bản đầu tiên và Web 2.0 đã thành công nhờ vào các công ty như Alphabet và Amazon. Giờ đây, Web 3.0 là một sáng kiến mới, thể hiện sự tiếp quản của những gã khổng lồ công nghệ. Khi Meta (trước đây là Facebook) và các công ty công nghệ khác chứng minh rằng họ không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích lớn hơn, Web 3.0 sẽ lấy lại quyền lực từ các tập đoàn này.

Nếu bạn muốn đầu tư vào kỷ nguyên Web 3.0, hãy xem xét các dự án sau:

Web 3.0 chính là sự cải tiến những nhược điểm mà web 1 và 2 chưa thể làm và ưu việt hơn đó là một nơi mà không cần máy chủ mà ở đó người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và một thứ thuộc phạm vi của mình không qua bên trung gian.

1. Polkadot (DOT)

2. DIA Protocol (DIA)

3. Radicle Network (RAD)

4. Nu Cypher (NU)

5. AIOZ Network (AIOZ)

6. Marlin protocol (POND)

7. IOTeX (IOTX)

8. Near protocol (Near)

9. Helium (HNT)

10. The Graph (GRT)


  • Web3.0 – Chuỗi công khai: Eth, Dot, Icp, Vsys
  • Web3.0 Lưu trữ Data – Data Storage: Ar, Fil, Cru, vsys, Meson
  • Web 3.0 Advertising – Quảng cáo: BAT
  • Web3.0 social networking: Mask, Rss3, Mirror
  • Web 3.0 – Application – Ứng dụng: Link, Grt, Mask, Bat, Band, Gnt, Lpt
  • Web3.0 forum – Diễn đàn: Bbs
  • Web3.0 Arsenal – Vũ khí: Gtc, Rad
  • Web3.0 Cloud computing and communication: Điện toán đám mây và Communication: Ankr, Icp, Rlc, Mask, Pha, Cqt
  • Web3.0 identity index – Nhận dạng index: Lit, lcx, Bright, Sjsnb
  • Web3.0 Bảo mật và ẩn danh: Nu, Keep, Pha;
  • Web3.0 transactions – Giao dịch Web3.0: Uni, Dydx, Vega, Sushi, 1Inch, Snx, Nabox
  • Web3.0 DAO organization: GTC, Ygg, Fwb, Bit, Gno





Web 3.0 là gì và lịch sử hình thành của Web 3.0

 

Thời gian gần đây, nếu theo dõi các KOLs và đại diện nhiều quỹ lớn trong thị trường crypto, chắc chắn anh em đã lướt qua rất nhiều từ khoá Web 3.0 vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn Web 3.0 là gì?

Web 1.0 - Hiển thị thông tin (Only-Read)
Ra đời vào những năm 90 của thế kỷ trước, Web 1.0 đã tạo ra một nơi giúp người dùng có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên Web 1.0 căn bản chỉ là những dòng Text được gắn thêm các đường Link dẫn đến các bài khác. Người dùng hầu hết chỉ là những người tiêu thụ thông tin mà không thể tương tác với nội dung mình đọc được. Việc sáng tạo nội dung để đăng lên web cũng rất bị hạn chế vào thời điểm đó.
Web 2.0 – Trao đổi thông tin, sáng tạo nội dung
Thế hệ Web 2.0 cho phép người dùng tương tác, chuyển giao thông tin. Các nền tảng như Youtube, Facebook, Wikipedia,... phát triển nhờ đó người dùng dần có thể tương tác với nội dung mình đọc được và giờ đây họ có thể sáng tạo nội dung và chia sẻ chúng một cách công khai.
Tuy nhiên càng về sau, quyền lực càng được tập trung vào một vài ông lớn, Web 2.0 đang dần đi chệch hướng so với mục đích ban đầu của chúng. Các ông lớn công nghệ ngang nhiên khai thác thông tin cá nhân từ người dùng để kiếm lợi cho bản thân. Để sử dụng một dịch vụ của các nền tảng ở Web 2.0 ta thường phải cung cấp một lượng thông tin nhất định và đó đôi khi là rào cản với những ai muốn tiếp cận các tính năng bên trong. Những nội dung, thông tin được người dùng tạo ra nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của họ khi Facebook, Twitter,... có thể dễ dàng xóa bài viết hoặc khóa tài khoản của một cá nhân nào đó.
Web 3.0 - Chuyển giao giá trị
Web 3.0 là phiên bản được ra đời để giải quyết các vấn đề của Web 2.0. Với Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai. Việc không phải chịu những hạn chế của Web 2.0 cũng là tiền đề để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều yếu tố về lòng tin.
Những thứ Web 3.0 hướng tới
  • Mọi thứ đều minh bạch và có thể xác nhận
  • Bất kỳ ai cũng có thể tham gia
  • Hạn chế tối đa những yếu tố liên quan đến lòng tin
  • Người dùng có toàn quyền với thông tin và tài sản của mình
  • Không thể bị kiểm soát bởi một bên tổ chức tập trung nào đó
  • Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)
  • Không yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân và không thể ngăn cản việc thanh toán, giao dịch của người dùng.
Nhìn vào các đặc điểm trên chúng ta có thể thấy tương sự tương đồng giữa những thứ mà Web 3.0 mang lại và blockchain. Blockchain là một phần không thể thiếu trong sự hình thành của Web 3.0. Có thể nói nhờ blockchain mà có Web 3.0 và nhờ Web 3.0 mà Blockchain có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Crypto chỉ là một ứng dụng được khám phá đầu tiên trong nhiều ứng dụng mà Web 3.0 có thể làm được, trong tương lai sẽ có tác động thay đổi nhân loại như Web 2.0 đã từng và thậm chí còn hơn.
Tiềm năng của Web 3.0
Những đột phá của Web 3.0 đã và đang mở ra những cánh cổng lớn giúp tạo ra những mô hình kinh doanh và ngành nghề mà trước đây ta khó có thể tưởng tượng tới.
Tận dụng tối đa sức mạnh của Blockchain. Việc áp dụng công nghệ blockchain với việc loại bỏ yếu tố lòng tin, tính minh bạch, loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba trong giao dịch đem tất cả lên On-chain đã tạo ra những trải nghiệm và những sản phẩm thực sự tuyệt vời.
Nhờ DeFi ta có thể gửi tiền trong ngân hàng mà không cần phải đến ngân hàng trong khi lãi suất tốt hơn, ta có thể vay mà không cần nhìn mặt chủ nợ, ta có thể tối ưu lợi nhuận bằng cách xoay vòng vốn, staking hoặc farming,...
Hạn chế của Web 3.0
Tuy có một tiềm năng rất to lớn nhưng phải thừa nhận rằng Web 3.0 vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai với nhiều hạn chế phần lớn thì nó bắt nguồn từ những vấn đề cót lõi của các mạng blockchain hiện tại:
  • Vẫn còn một khoảng cách lớn giữ Web 2.0 và Web 3.0 nếu xét về tính mở rộng, tốc độ xử lý,...
  • Vấn đề chi phí, để đăng tải một bài viết lên không gian blockchain không hề rẻ. Dù các chain đang khẳng định có thể xử lý vấn đề phí gas của Ethereum, tuy nhiên họ sẽ phải hi sinh một vài khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề phi tập trung
  • Trải nghiệm người dùng vẫn chưa thực sự tốt vì những kiến thức mới
  • Tính tiếp cận đến với người dùng còn thấp so với các các ứng dụng phổ biến và quen thuộc của Web 2.0
  • Về mặt lý thuyết và trường hợp lý tưởng là nơi giá trị được phân bổ đều. Tuy nhiên những vấn đề về DAO (các tổ chức tự trị) vẫn chưa có lời giải hợp lý.
Các mảnh ghép quan trọng của Blockchain trong Web 3.0
  • Hạ tầng: Là nhóm sản phẩm được đầu tư lớn, bài bản và nhu cầu luôn rất ổn định vì hầu hết các sản phẩm đều phải xây dựng trên nền tảng của họ (Blockchain nền tảng, Oracle, lưu trữ phi tập trung, truy vấn dữ liệu, Host Server,...)
  • DeFi: Nhóm này sẽ thiên về mảng tài chính, giúp luân chuyển giá trị trong hệ thống Web3.0
  • Ứng dụng đời sống: Đây là lớp sát với user nhất và mục đích của nó là đem Web 3.0 đến gần với người dùng. Có thể kể đến các mạng xã hội phi tập trung, các ứng dụng chơi game, nghe nhạc, sáng tạo nội dung,…
Xu thế Web 3.0
Mọi người thường nghe nhiều đến từ khoá Web 3.0 trên các mạng xã hội, các group thảo luận. Web 3.0 từ đó hiện lên như một thứ gì đó rất mới, tiềm năng và có thể ngay lập tức xuống tiền để không bị mất cơ hội. Về cơ bản, anh em tham gia sử dụng các Dapp, các blockchain là đã tham gia vào mạng lưới Web 3.0. Các sản phẩm mới thường lấy từ khoá “Web 3.0” để làm hào nhoáng cho dự án của mình, tuy nhiên anh em cần tỉnh táo để tránh xuống tiền một cách theo cảm tính và theo “tầm nhìn vĩ mô” của người khác.
Web 3.0 là một chủ đề rất rộng, chỉ một trong những ứng dụng của chúng ví dụ như Crypto cũng cần chúng ta dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm bắt.

NFT là gì ? Tương lai thị trường NFT

 NFT hay các token không thể thay thế, hiện đã trở thành một ngành công nghiệp chính. Nhưng cũng như hầu hết các công nghệ mới nổi, có rất nhiều nền tảng và cách tiếp cận cạnh tranh nhau để phát triển và không phải lúc nào cũng rõ ràng đâu mới là nền tảng phù hợp nhất cho một doanh nghiệp.

Trong bài này, nhóm tác giả cho rằng những nền tảng NFT được phân loại từ đơn giản phổ biến (chi phí thấp, có nhiều dịch vụ chung hơn) đến nâng cao (chi phí cao hơn, dịch vụ chuyên biệt hơn).
Có rất nhiều cách khác nhau các nền tảng NFT có thể dùng để tăng thêm giá trị cho cả người mua và người bán. Những nhà sáng tạo có thể dựa vào những đặc điểm nói trên để xác định nền tảng phù hợp để sử dụng.
Không giống như các nền tảng truyền thống (ví dụ Amazon), chúng ta hiếm khi thấy chiến thắng trên thị trường thuộc về duy nhất một người. Điều này là bởi tính cởi mở của Blockchain (có thể truy cập công khai) và những giá trị được tạo ra bởi những dịch vụ được tùy chỉnh bởi người dùng. Các công ty và cá nhân người sáng tạo nên đánh giá xem có bao nhiêu tùy chọn hiện có, có phù hợp với nhu cầu kinh doanh riêng của họ hay không. Nếu một nền tảng hoặc chiến lược cụ thể có vẻ là cơ hội tốt, họ nên tiếp tục trong việc ứng dụng nó.
NFT có thể chỉ là một cơn sốt tạm thời, nhưng với khối lượng đã giao dịch trong quý 3/2021 là hơn 10 tỷ USD cũng cho thấy nó rất có thể thành một ngành công nghiệp chính mặc dù chỉ là một ngành mới nổi trong thời gian gần đây. (NFT là một công cụ dựa trên Blockchain cho phép bất kỳ ai cũng có thể kiếm tiền từ hình ảnh/video kỹ thuật số.)
Vào tháng 3/2021, nhạc sĩ 3LAU đã hợp tác với công ty khởi nghiệp tiền điện tử Origin Protocol để tạo ra nền tảng chuyên biệt & bán album mới của anh ấy dưới dạng NFT. Kết quả nó đã bán thành công với giá 11,6 triệu đô la. Nghệ sĩ Beeple nổi tiếng đã bán một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được mã hóa với giá 69 triệu đô la thông qua nhà đấu giá Christie's. Giải NBA's Top Shot, thuộc sở hữu của nền tảng tiền điện tử Dapper Labs cho phép người hâm mộ mua/bán các video clip được mã hóa về những điểm nổi bật trong trận đấu bóng rổ, đã thu về hơn 715 triệu đô la.
Cùng với sự phát triển vô cùng nhanh chóng này, các nhà sáng tạo cá nhân và các tổ chức, các công ty lớn từ bán lẻ, giải trí, sản phẩm tiêu dùng, thời trang…cũng đã và đang nghiên cứu cách thức để đưa sản phẩm và dịch vụ của mình tiếp cận với thế giới NFT. Cụ thể là, một số tổ chức cũng đang có tham vọng xây dựng NFT marketplace cho riêng mình bằng cách kết hợp với các công ty công nghệ về Blockchain. Điều này giúp giảm chi phí ban đầu, tiếp cận với nhiều khách hàng hơn cũng như đem lại được nhiều dịch vụ giá trị như marketing, pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật.
𝐂𝐇𝐎̛̣/𝐍𝐄̂̀𝐍 𝐓𝐀̉𝐍𝐆 𝐆𝐈𝐀𝐎 𝐃𝐈̣𝐂𝐇 𝐍𝐅𝐓 𝐋𝐀̀ 𝐆𝐈̀?
Trái ngược với các nền tảng như Spotify và Netflix (cung cấp nội dung kỹ thuật số không giới hạn với một khoản phí đăng ký), các nền tảng NFT được xây dựng dựa trên ý tưởng giao dịch và sở hữu các tài sản vật lý / tài sản kỹ thuật số với số lượng có hạn. Các nền tảng này tận dụng công nghệ Blockchain để xác minh nguồn gốc của nội dung kỹ thuật số, tương tự như cách một nhà đấu giá truyền thống có thể xác minh một tác phẩm nghệ thuật nhất định trên thực tế là bản gốc chứ không phải bản sao. Một số nền tảng thậm chí còn cung cấp khả năng “đốt cháy” mặt hàng, củng cố thêm khái niệm về sự khan hiếm đối với các sản phẩm kỹ thuật số này. Nhật ký giao dịch dựa trên nền tảng Blockchain cũng có thể tạo điều kiện phân bổ tiền bản quyền, tự động chia sẻ phần trăm doanh thu từ việc bán đồ cũ với người tạo ban đầu mỗi khi NFT được giao dịch.
Tất nhiên, cũng như với bất kỳ khoản đầu tư nào vào một lĩnh vực non trẻ, dù việc hợp tác với thị trường phù hợp có thể mang đến nguồn doanh thu hoàn toàn mới, thì việc hợp tác với nền tảng không phù hợp cũng có thể gây ra hậu quả phản tác dụng nghiêm trọng. Khi cần tận dụng một công nghệ mới phát triển nhanh chóng như NFT, không phải lúc nào sự lựa chọn đúng cũng rõ ràng. Để tránh mắc phải những sai lầm tốn kém, điều quan trọng là phải tìm hiểu về toàn cảnh các nền tảng hiện có và xác định nền tảng nào sẽ phù hợp nhất cho các dịch vụ NFT mà bạn cần.
𝐂𝐀́𝐂 𝐋𝐎𝐀̣𝐈 𝐇𝐈̀𝐍𝐇 𝐂𝐇𝐎̛̣ 𝐍𝐅𝐓 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐓𝐇𝐈̣ 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐓𝐀̣𝐈
Mặc dù việc phân loại các thị trường NFT sẽ phải dựa vào tương đối nhiều các yếu tố, có thể nhận thấy rằng sẽ đặc biệt hữu ích nếu phân loại chúng từ mức độ đơn giản cho đến nâng cao. Các thị trường NFT đơn giản sẽ hỗ trợ đa dạng nhiều loại NFT hơn và cung cấp các dịch vụ chung cho người bán tốt hơn, và các thị trường NFT nâng cao sẽ có tính chuyên môn cao hơn và cung cấp trải nghiệm dịch vụ đầy đủ hơn.
Các nền tảng đơn giản bao gồm OpenSea và Rarible, tổ chức cả đấu giá và bán hàng giá cố định cho nhiều loại NFT - gần giống với các nền tảng truyền thống như eBay, Esty hoặc Mercari. Các thị trường này chủ yếu tập trung vào việc cho phép các giao dịch hiệu quả, cung cấp cơ sở hạ tầng thanh toán để chấp nhận cả thẻ tín dụng và tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum và đôi khi là các token đặc biệt khác.
Mặt khác, các nền tảng nâng cao có xu hướng tập trung vào phân khúc đặc thù với tệp khách hàng nhỏ hơn, cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng như tự khởi tạo NFT, tiếp thị, quản lý, những mức giá đề nghị, theo dõi danh mục đầu tư và thậm chí là các trò chơi hoàn chỉnh được xây dựng cùng NFT. Ví dụ: trò chơi NBA’s Top Shop tập trung đặc biệt vào các bộ sưu tập vật phẩm bóng rổ; SuperRare tập trung vào nghệ thuật làm hài lòng thị giác người mua, cung cấp dịch vụ cũng như thu thập thông tin mở rộng; Sorare phát hành game bóng đá dưới dạng Fantasy Soccer (một tựa game nổi tiếng nơi người chơi sẽ thi đấu với nhau hàng tuần).
Những dịch vụ kể trên đem lại rất nhiều giá trị cho người dùng, nhưng tất nhiên, chất lượng đương nhiên sẽ đi kèm một cái giá tương xứng. Để có nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc xây dựng, tích hợp và hỗ trợ một loạt các công cụ và trải nghiệm, các nền tảng cao cấp thường có phí giao dịch cao hơn, cũng như chi phí thiết lập trả trước cao hơn. Các thị trường phổ biến thường có chi phí ban đầu và chi phí vận hành thấp, nhưng cũng vì vậy mà những người sáng tạo nếu muốn tiếp cận khách hàng tốt hơn thì sẽ phải bỏ nhiều công sức và đầu tư vào nguồn lực của riêng họ nhiều hơn.
𝐋𝐀̀𝐌 𝐓𝐇𝐄̂́ 𝐍𝐀̀𝐎 Đ𝐄̂̉ 𝐂𝐎́ 𝐓𝐇𝐄̂̉ 𝐓𝐇𝐀𝐌 𝐆𝐈𝐀 𝐕𝐀̀𝐎 𝐓𝐇𝐈̣ 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐍𝐀̀𝐘?
Làm thế nào để bạn có thể xác định nền tảng nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình? Các công ty có lượng lớn tài sản trí tuệ và đối tượng mục tiêu trong một miền cụ thể có thể thấy nhiều lợi ích hơn khi hợp tác với loại hình nền tảng nâng cao. Số lượng sản phẩm có sẵn có thể dùng để kiếm lợi nhuận lớn hơn, đồng nghĩa với việc có thể thu hồi sớm một khoản tiền lớn. Các nền tảng chuyên biệt này có thể rút ra những trải nghiệm đặc biệt nhằm đảm bảo sự ra mắt thành công và thúc đẩy giá trị bổ sung thông qua các công cụ và dịch vụ thứ cấp.
Nếu bạn không chắc loại dịch vụ chuyên biệt nào có thể phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn nên tìm đến các thử nghiệm NFT từ những người sáng tạo khác để lấy cảm hứng.
Ví dụ: các nghệ sĩ có thể tận dụng các nền tảng này để cung cấp nội dung video độc quyền, tặng một buổi gặp mặt/chào hỏi miễn phí hoặc nâng cấp lên thẻ VIP khi user mua NFT. McLaren Racing gần đây đã khởi động một chương trình cho phép người hâm mộ thu thập các thành phần khác nhau của xe đua Công thức 1 ở dạng kỹ thuật số. Người đầu tiên thu thập tất cả 22 NFT cần thiết để lắp ráp một phiên bản kỹ thuật số hoàn chỉnh của chiếc xe sẽ giành được một chuyến đi miễn phí tới cuộc đua Công thức 1 đó.
Một số nền tảng cao cấp phân tích dữ liệu chi tiết về thời điểm các NFT trên thị trường được mint, số lượng các đối thủ cạnh tranh của NFT đang mint, giá trung bình, doanh số bán hàng và hơn thế nữa. Sau đó, các công ty có thể sử dụng dữ liệu này để đưa ra các lựa chọn sáng suốt về cách khởi tạo và định giá các dịch vụ của riêng họ. Ví dụ: NBA Top Shot cung cấp trang phân tích chi tiết cho từng NFT bao gồm bảng phân tích hoạt động thị trường, lịch sử sở hữu, etc. Tương tự, RCRDSHP cung cấp cho người dùng các phân tích sâu rộng về cả NFT riêng lẻ và trạng thái tổng thể của thị trường. Mặc dù các nền tảng cụ thể trong ngành này có thể có phạm vi tiếp cận hẹp hơn, nhưng chúng cực kỳ hiệu quả trong một thị trường nhất định. Điển hình là Sorare đã tạo ra khối lượng giao dịch gần 20 triệu đô la vào tháng trước và hơn 100 triệu đô la trong năm qua.
Tuy nhiên, đối với các sản phẩm có sức hấp dẫn rộng rãi hơn, các công ty và nhà sáng tạo sẽ hợp tác tốt hơn với những thị trường phổ biến. Ví dụ: Coca-Cola hợp tác với OpenSea để bán đấu giá NFT “Loot Box” bao gồm các phiên bản kỹ thuật số của tủ mát, áo khoác và logo Coca-Cola cổ điển, cũng như một tủ lạnh Coca-Cola thật được chất đầy các sản phẩm Coca-Cola và được giao tận nhà của người chiến thắng. Đó là một dịch vụ đủ đơn giản, không đòi hỏi nhiều về cách thức mà vẫn chuyên môn hóa theo ngành cụ thể. Bộ sưu tập NFT cuối cùng đã được bán với giá hơn 575.000 đô la, sau đó đã được Coca-Cola tặng cho Thế vận hội đặc biệt quốc tế.
𝐓𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐋𝐀𝐈 𝐂𝐔̉𝐀 𝐍𝐅𝐓 𝐍𝐀̆́𝐌 𝐆𝐈𝐔̛̃ 𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 𝐆𝐈̀?
Tại thời điểm này, bạn có thể tự hỏi mình: liệu nền tảng nào trong số nhiều nền tảng này có khả năng trở thành tiêu chuẩn trong ngành giống như Amazon? Các thị trường truyền thống có xu hướng thể hiện người chiến thắng sẽ có tất cả, có nghĩa là khi một nền tảng duy nhất đạt được quy mô, đối thủ cạnh tranh gần như không thể vượt qua nó. Tuy nhiên, trái ngược với thị trường truyền thống, chúng tôi tin rằng không có nền tảng NFT đơn lẻ nào có khả năng đảm nhận vị trí thống trị như vậy. Có hai lý do chính cho điều này:
1 - Thị trường NFT vốn đã cởi mở hơn so với các thị trường truyền thống. Vì NFT được xây dựng trên cơ sở hạ tầng Blockchain một cách công khai hoàn toàn, nên hầu hết dữ liệu giao dịch đều có sẵn. Điều này hạn chế mức độ mà các nền tảng có thể xây dựng các loại dữ liệu hoàn toàn độc quyền.
2 - Sự thành công của các nền tảng nâng cao cho thấy rằng sự khác biệt hóa có giá trị cao đối với cả người mua và người bán. Nhu cầu mạnh mẽ về nhiều thị trường NFT cùng tồn tại, mỗi thị trường tập trung vào một miền khác nhau và cung cấp các công cụ chuyên biệt để giúp các đối tác của họ thành công. Ngay cả trong các ngành, nhiều nền tảng cũng có thể cùng tồn tại, miễn là chúng khác biệt trong các công cụ và trải nghiệm mà chúng cung cấp. Ví dụ: một nền tảng nghệ thuật NFT có thể chuyên về chức năng tự khởi tạo, trong khi một nền tảng khác có thể tập trung vào trải nghiệm chơi game được xây dựng trên các NFT hàng đầu.
Tuy các nền tảng phổ biến cung cấp các giao dịch với chi phí thấp có thể sẽ thu hút phần lớn cả người mua và người bán, nhưng chúng sẽ không bao giờ có thể cung cấp mức độ tùy chỉnh và hỗ trợ theo ngành cụ thể bằng các nền tảng cao cấp hơn. Các nhà đầu tư dường như cũng đồng ý rằng: trong khi các nền tảng phổ biến hoạt động tốt, nhưng các nền tảng cao cấp cũng không hề gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Cụ thể là Dapper Labs đảm bảo mức định giá 7,6 tỷ đô la và Sorare tăng mức kỷ lục 680 triệu đô la với mức định giá 4,3 tỷ đô la.
Vì vậy, nếu bạn là một người sáng tạo, đừng cảm thấy như bạn phải đợi “Amazon của ngành NFT” xuất hiện. Hãy đánh giá các thị trường hiện có dựa trên mức độ phù hợp của chúng với các dịch vụ và nhu cầu kinh doanh độc đáo của bạn. Nếu thấy một thị trường có vẻ phù hợp với mình, hãy tiếp tục và thử nghiệm.
Trong khi NFT vẫn là một ngành đang phát triển, chúng đã chứng tỏ tiềm năng sinh lời cao, tạo ra giá trị thực cho cả người mua và người bán. Cho dù bạn là một thương hiệu lớn như NBA hay một nghệ sĩ độc lập đang phát triển, hợp tác với nền tảng phù hợp là bước quan trọng đầu tiên để thúc đẩy sự tương tác của khách hàng và đảm bảo vị trí của bạn trong nền kinh tế kỹ thuật số mới này.
Nguồn: Harvard Business Review

bán đất đà nẵng