đăng ký sàn binance      
 
mua bán coin sàn mxc      

Sài Gòn

[sai-go][column2][#FF6633]
Bán căn hộ fpt plaza đà nẵng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Dự án Thiên Đường Cổ Cò

 
NÓNG - Theo thông tin chưa chính thức Dự án Thiên Đường Cổ Cò của chủ đầu tư Chúa đảo Tuần Châu ông Đào Hồng Tuyển đã chuyển giao dự án cho tập đoàn Thành Đô Empire Group

COCO PARADISE 

Location: Truong Sa Street, Hoi An,  Quang Nam Province ,Vietnam 

Description: Design of ecological resort town on a total land area of 871Ha 

Service: Urban Design Concept 

Master plan design scale: 1:2000 

Client: Empire Group


dự-án-thiên-đường-cổ-cò-của-chúa-đảo-tuần-châu

dự-án-thiên-đường-cổ-cò-của-chúa-đảo-tuần-châu

dự-án-thiên-đường-cổ-cò-của-chúa-đảo-tuần-châu

dự-án-thiên-đường-cổ-cò-chúa-đảo-tuần-châu

dự-án-chúa-đảo-tuần-châu

Vài nét về dự án Thiên đường Cổ Cò trước khi được bàn giao cho tập đoàn Thành Đô

Dự án khu vui chơi văn hóa, giải trí, nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái Thiên Đường Cổ Cò (khối phố Quảng Gia, phường Điện Dương, Điện Bàn) do Tập đoàn Tuần Châu làm chủ đầu tư có quy mô lớn. Tuy nhiên, đến nay công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho dân vẫn giẫm chân tại chỗ.

Dự án lớn, triển khai chậm
Theo quyết định (số 883/QĐ-UBND, ngày 10.3.2016) của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch chi tiết (1/500) khu vui chơi, văn hóa, giải trí, nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái Thiên Đường Cổ Cò (gọi tắt khu Thiên Đường Cổ Cò), dự án có tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 32,9ha, bao gồm 2 khu: phía tây đường ĐT603A (12,8ha) và phía đông đường ĐT603A (20,1ha). Trong đó, diện tích đất dự án khoảng 24,8ha, diện tích đất cây xanh chuyên dụng khoảng 7,3ha (gồm cây xanh dọc ĐT603A và cây xanh ven biển) và diện tích trục giao thông ĐT603A qua dự án khoảng 0,8ha. Đây là khu vui chơi văn hóa, giải trí nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái với nhiều hạng mục tầm cỡ. Ngoài khu đô thị sinh thái diện tích gần 134.000m2, được quy hoạch xây dựng các công trình như nhà liền kề, khu biệt thự, căn hộ cao tầng; khách sạn; khu hỗn hợp thương mại, spa… thì khu vui chơi giải trí được xem là khá quy mô với diện tích gần 115.000m2, bên trong được đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí như câu lạc bộ cá heo, hải cẩu, sư tử biển; khu khán đài nhạc nước, thực cảnh; khu trò chơi nước; khu trò chơi cát; khu cây xanh, cắm trại ngoài trời; khu ẩm thực; khu bể cảnh đài phun nước…. Dự kiến, khu Thiên Đường Cổ Cò sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động đầu năm 2017, hứa hẹn trở thành điểm nhấn du lịch không chỉ của Quảng Nam mà còn của cả miền Trung.
Tuy vậy, thực trạng vẫn khá ngổn ngang, ngoài 10,2/12,8ha đất khu vực phía tây đã được địa phương bàn giao mặt bằng, hiện được chủ đầu tư khoanh vùng rào chắn tập kết thiết bị phục vụ các hoạt động vui chơi sau này, đa số diện tích còn lại vẫn chưa có động tĩnh gì. Theo lời các hộ dân sống xung quanh dự án, gần 2 tháng nay công trình án binh bất động. Bà Lê Thị Bốn (tổ 22, khối phố Quảng Gia) cho biết, thời gian qua, khu vực dự án giống như bị bỏ hoang, công nhân cũng đã rút đi chỉ còn một bảo vệ trực trông coi đồ đạc. Tương tự, hộ bà Vương Thị Lộc có nhà nằm trong dự án thắc mắc không biết khi nào gia đình được áp giá, bồi thường nên cứ nhấp nhỏm. “Tôi nghe nói nhà sẽ bị giải tỏa nhưng không biết họ áp giá bao nhiêu, rồi ở đâu, khi nào thì di dời nên cứ bồn chồn” - bà Lộc nói. Nhà bà Lộc là một trong số 34 hộ dân nằm trong vệt cây xanh và một phần dự án cần giải tỏa trắng để giao đất cho nhà đầu tư trong tổng số 12,8ha của khu dự án phía tây.  
Thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan
Theo ông Trần Minh Hoàng - Bí thư Đảng ủy phường Điện Dương, người dân luôn sẵn sàng bàn giao đất cho dự án nhưng việc chậm áp giá cũng như bố trí tái định cư khiến dân chán nản và mất lòng tin. “Dân thắc mắc là cán bộ cứ đến đo đạc, kiểm kê miết nhưng chẳng thấy bồi thường giải tỏa khiến họ không làm ăn gì được vì không biết lúc nào thì mình bàn giao nhà” - ông Hoàng phản ánh. Ông Lê Thương - Giám đốc Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất Điện Bàn khẳng định, nguyên nhân vướng mắc chủ yếu từ phía nhà đầu tư. Hiện tại, ngoài 10,2/12,8ha đất khu vực phía tây đường ĐT603A đã bàn giao cho nhà đầu tư, thì 2,6ha còn lại không thể giải tỏa di dời được vì khu tái định cư chưa xây dựng xong. “Khi UBND tỉnh giao khu Thiên Đường Cổ Cò làm chủ đầu tư khu tái định cư 15ha, phía doanh nghiệp đã ký hợp đồng với chúng tôi để tiến hành kiểm kê, áp giá, nhưng đến lúc trung tâm lập phương án kiểm kê, phê duyệt tiền bồi thường đất nông nghiệp và tài sản trên đất của các hộ bị ảnh hưởng với số tiền 3,3 tỷ đồng và đề nghị họ chuyển tiền chi trả cho dân thì chủ đầu tư không thực hiện nên địa phương không giải tỏa được. Ngoài ra, họ cũng hợp đồng với chúng tôi để đo đạc, khái toán tiền bồi thường ở dự án 37ha tái định cư khác nhưng khi tôi dự thảo hợp đồng chuyển xong thì chẳng thấy công ty phản hồi hay động tĩnh gì hết” - ông Thương nói.
Có thể nhận thấy, đến nay việc triển khai dự án khu Thiên Đường Cổ Cò vẫn khá chậm chạp nên thời hạn đưa công trình vào hoạt động tháng 3.2017 như kế hoạch ban đầu rất khó khả thi. Ngoại trừ khu phía tây đường ĐT603A đã cơ bản bàn giao mặt bằng như đã nêu trên, thì khu vực phía đông của dự án (20,1ha) hầu như chưa động tĩnh gì. Trong khi theo phê duyệt dự án, khu phía đông có số hộ dân bị ảnh hưởng khá lớn (328 hộ) nên diện tích đất phải bố trí tái định cư dự kiến 229 lô. “Dân nói, khu tái định cư chưa có, bây giờ bàn giao mặt bằng thì họ đi đâu, ở đâu nên tình thế rất khó. Muốn giải phóng mặt bằng phải có khu tái định cư trước mà khu tái định cư thì chưa xây dựng sao giải tỏa mặt bằng được? Thời gian qua, Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất Điện Bàn đã tiến hành kiểm kê nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu khu phía tây được 80% khối lượng nhưng vẫn không thể di dời được cũng vì lý do này. Chúng tôi đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo nhà đầu tư phải phối hợp với địa phương để cùng thực hiện, nếu tiến độ dự án chậm trễ là từ phía nhà đầu tư chứ không phải do địa phương. Tóm lại, do nhà đầu tư không chịu phối hợp với chúng tôi trong vấn đề giải phóng mặt bằng nên mới dẫn đến sự chậm trễ này” - ông Thương cho hay.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Lê Ngọc Linh - đại diện Ban quản lý dự án khu Thiên Đường Cổ Cò cho biết, ông không có thẩm quyền để trả lời các nội dung liên quan đến tiến độ cũng như sự phối hợp giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương nên khó cung cấp thông tin chính xác. “Tôi chỉ phụ trách một vài nội dung của dự án nên nếu có cung cấp thông tin cũng sẽ không sát được” - ông Linh nói.



CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN ĐẦU TƯ:
QLDA: 0905.486.086  Trần Duy Thành
Công ty CP Vùng Đất Sáng.
Trụ sở chính: 249 Nguyễn Văn Linh Thanh Khê Đà Nẵng.
VP Đại diện: Số 71 Ngõ 35 Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy, Hà Nội.

Khu vực Nam Đà Nẵng – Chững hay Lùi đều KHÔNG QUAN TRỌNG?

 
Sự phát triển về kinh tế, chính trị, mọi mặt của một quốc gia đều có bóng dáng của Bất động sản ở trong đó. Cơ sở hạ tầng còn được coi là một thước đo về năng lực của một quốc gia, chính vì vậy, đầu tư vào bất động sản là trò chơi của sự tin tưởng vào sự ổn định và phát triển của một khu vực.

Khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam (hay Nam Đà Nẵng) gần đây trở thành một địa điểm hấp dẫn cho những nhà đầu tư, từ năm 2015 cho đến giữa 2018 ghi nhận những đợt tăng giá chóng mặt của khu vực, cũng có những thời điểm thị trường chững lại đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2018. Tuy nhiên Chững hay Lùi thì vẫn còn đó quá nhiều tiềm năng:

Đà Nẵng  – Quảng Nam: tuy 2 mà 1, là 2 đơn vị đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giống như một cậu bé đến tuổi mới lớn, mang đầy đủ yếu tố cho một sự phát triển bùng cháy trong tương lai. Con người, Địa thế, Thiên nhiên. Thử hỏi xem ai đến Đà Nẵng – Quảng Nam mà không muốn ở đây (Đặc biệt là người miền Bắc).
Khu vực Nam Đà Nẵng như là sợi dây 20km liên kết giữa Đà Nẵng và Hội An, sở hữu bãi biển dài, đẹp nhất Châu Á, cùng con Sông Cổ Cò thơ mộng nối dài. “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận Hải”
Sự phát triển vượt bậc về Du Lịch của cả Đà Nẵng lẫn Quảng Nam, hứa hẹn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua trong thời gian tới.

So với giá cả của các vùng ven của thành phố lớn thì giá cả còn rẻ hơn khá nhiều.
Có sự quan tâm đúng mực của Chính quyền, lãnh đạo nhằm khai phá tiềm năng khu vực. Gói khơi thông sông cổ cò 850 tỷ, gói quy hoạch làng đại học 9000 tỷ, cùng các dự án với tổng vốn lên tới 30 000 tỷ.
Hãy tưởng tượng một khu vực sở hữu Sông, Biển, chạy song song, 2 đầu là 2 thành phố Du Lịch lớn chỉ cách nhau 20km, việc đi làm 10km cũng không phải quá xa xôi đối với những người quen sống tại Hà Nội, Hồ Chí Minh. Chưa kể được đón gió biển, được ngắm sông lúc chiều hoàng hôn mà giá bất động sản thì chỉ cần những người thu nhập trung bình cũng có thể mua được.


GIÁ CẢ CHỮNG HAY LÙI thì chỉ là những điều trước mắt, biến động do môi giới làm thị trường, báo chí, chính trị tác động để nâng giá, hạ giá… tuy nhiên tiềm năng lâu dài là không thể phủ nhận. Khi dự án nạo vét sông cổ cò được hoàn tất 2020. Khi những dự án bắt đầu khớp nối lại với nhau. Khi 3 cây cầu còn lại mọc lên và lúc đó bạn vẫn chưa sở hữu bất động sản nào ở khu vực Nam Đà Nẵng thì “XIN LỖI BẠN ĐÃ QUÁ MUỘN”.

Dự án Đại Dương Xanh

 
Công ty Bright Land chính thức mở bán Dự án Đại Dương Xanh , dự án 5 * nằm trên trục đường biển nối liền Đà Nẵng và Hội An, liền kề các tiện ích đẳng cấp tầm cỡ thế giới như CocoBay, Nam Hội An. Nếu như bạn là một tín đồ đam mê nghĩ dưỡng thì không thể bỏ quên khu vực được thiên nhiên ưu đãi gần các bãi tắm công cộng như Thống Nhất và Hà My.

sơ đồ phân lô dự án đại dương xanh

Tổng quan chi tiết dự án

Gọi ngay Hotline PKD Đại Dương Xanh 0905.486.086 để được nhận hỗ trợ và đăng ký đặt chỗ.


Chủ đầu tư :   Công ty cổ phần An Dương
Đơn vị phân phối: Công ty Bright Land ( Vùng Đất Sáng)
Tên thương mại dự án : Đại Dương Xanh ( Ocean Blue )
Diện tích : 12.6 ha
Loại hình dự án: Đất nền
Pháp lý: cam kết 12 tháng ra sổ, hợp đồng đặt cọc, 1/500,
Đường quy hoạch:  13.5m,15.5m,17.5m

tiện ích 5 sao của dự án

Vị trí dự án đại dương xanh

Gọi ngay Hotline PKD Đại Dương Xanh 0905.486.086 để được nhận hỗ trợ và đăng ký đặt chỗ.

 
Tại phường Điện Dương, Thị xã Điện Bàn
- Ranh giới:
+ Phía Đông: Giáp khu dân cư hiện hữu, khi đô thị An Bình Riverside
+ Phía Tây: Giáp khu đô thị Phúc Viên
+ Phía Nam :giáp khu đô thị COCO RIVERSIDE
+ Phía Bắc: Giáp khu dân cư hiện hữu
Sở hữu mặt tiền sông Cổ Cò
Liền kề 2 bãi tắm công cộng Thống Nhất và Hà My
Cách khu phức hợp giải trí lớn nhất Đông Nam Á 3km
Cách sân bay, trung tâm TP.Đà Nẵng 14km
Cách Hội An 6km
Tiện ích 5 sao khác như: Sân golf Quảng Nam, resort . . . trong phạm vi bán kính 3km

tổng quan sơ đồ vị trí dự án đại dương xanh

Sản Phẩm của dự án đại dương xanh

-          Biệt thự ven sông

Nằm đối lưng với con sông Cổ Cò thơ mộng, tuyến đường thủy quan trọng nối liền Đà Nẵng và Hội An

biệt thự ven sông đại dương xanh

-          Nhà phố thương mại

Gọi ngay Hotline PKD Đại Dương Xanh 0905.486.086 để được nhận hỗ trợ và đăng ký đặt chỗ.


Dân cư hiện hữu là thế mạnh, kết hợp với con sông và công viên , mang đến nét mới lạ riêng cho mảng nhà phố tại đây

Các diện tích:5x20m, 5x18m

nhà phố thương mại liền kề của dự án

Tiện ích và liên kết vùng đẳng cấp 5 sao của Đại Dương Xanh

Dự án thiên về nghỉ dưỡng và kinh doanh, nơi đây tập trung hàng loạt các resort lớn như Nam Hải, Nam An, Ocena Villas. Trong vòng bán kính 3km có các trường học đã hiện hữu, siêu thị, trung tâm thương mại lớn, khu du lịch nổi tiếng , sân golf đẳng cấp và tầm cỡ thế giới

khu phức hợp cocobay cách dự án dai duong xanh 3km


khu nghỉ mát cạnh resort của dự án


sân golf tiện ích dự án đại dương xanh

Gọi ngay Hotline PKD Đại Dương Xanh 0905.486.086 để được nhận hỗ trợ và đăng ký đặt chỗ.


Chính sách , chiết khấu, pháp lý của dự án
cập nhật các sản phẩm dự án đại dương xanh


cập nhật các sản phẩm dự án đại dương xanh

Cập nhật sau . . .

Liên hệ quản lý dự án : Trần Duy Thành - 0905.486.086 




Cần gì để Đà Nẵng có thể trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng sánh ngang Bali hay Phuket?

 
Có đầy đủ những điều kiện thuận lợi về cảnh quan, khí hậu, con người, hạ tầng, chính quyền để trở thành 1 thiên đường nghi dưỡng, nhưng đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng vẫn còn phải nỗ lực rất nhiều để đuổi kịp các thiên đường du lịch hàng đầu Đông Nam Á.
Thiên thời, địa lợi, nhân hoà nhưng vẫn “thua bè, kém bạn”
Tại Việt Nam, Đà Nẵng được biết như một điểm đến lý tưởng và dẫn đầu về khả năng thu hút du khách nội địa và quốc tế. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong năm 2016, Đà Nẵng đã đón tổng cộng 5,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 1,7 triệu lượt. Và lượng khách đến Đà Nẵng tiếp tục tăng trưởng cực kì ấn tượng ở mức 2 con số mỗi năm. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017 vừa qua Đà Nẵng đã thu hút 3,2 triệu khách trong đó khách du lịch quốc tế đạt 1,2 triệu lượt (tăng 72% so với cùng kì năm trước).
Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay Đà Nẵng.
6 triệu du khách với 2 triệu lượt khách quốc tế là 1 con số ấn tượng và đáng mơ ước của tất cả các thành phố du lịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra ngoài thì con số 6 triệu khách này chỉ như “muối bỏ bể” với con số 31 triệu lượt khách của Phuket hay 18 triệu lượt khách của Bali.
Nếu xét về điều kiện thiên nhiên, hạ tầng, khí hậu hay con người thì Đà Nẵng không hề thua kém 2 thiên đường nghỉ dưỡng lớn nhất Đông Nam Á, thậm chí còn vượt trội hơn cả 2 điểm đến trên.
Về thiên nhiên, Đà Nẵng có khi hậu nhiệt đới quanh năm ánh nắng chan hoà, có những bờ biển với cát trắng miên man, nước xanh như ngọc thuộc top đẹp nhất thế giới, có đủ núi, rừng với không khí thanh khiết. Về hạ tầng, Đà Nẵng được đầu tư bài bản, hiện đại. Con người và chính quyền Đà Nẵng cũng cởi mở, thân thiện và hiếu khách.
“Điều duy nhất mà Đà Nẵng thua kém 2 thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu Đông Nam Á là thiếu những khu vui chơi giải trí tầm cỡ, vì điều này mà nếu như so sánh Đà Nẵng với Phuket hay Bali, du khách chỉ có thể ở lại Đà Nẵng từ 3-4 ngày, trong khi họ hoàn toàn có thể lưu lại Phuket hay Bali 7 ngày, thậm chí 20 ngày",” - ông Askhay Kulkarni - Giám Đốc Dịch vụ tư vấn Bất động sản khách sạn - nghỉ dưỡng Cushman & Wakefield khu vực Nam và Đông Nam Á cho biết.
“Tại Bali & Phuket, khách du lịch có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình: du lịch biển, du lịch tâm linh cùng vô số các trung tâm giải trí... Còn Ở Đà Nẵng, du lịch biển là lựa chọn duy nhất. Đặt chân xuống sân bay Đà Nẵng, nhân viên khu nghỉ dưỡng/ khách sạn đón và đưa bạn đến khu nghỉ dưỡng/ khách sạn và chuyến nghỉ dưỡng của bạn sẽ cứ trôi qua yên bình và buồn tẻ với ăn, ngủ, thư giãn và mua đồ lưu niệm” - ông Akshay Kulkarni nhấn mạnh thêm.
Cần những thiên đường không ngủ
Với chiến lược “thêm một ngày đêm” – Tạo ra 1 tổ hợp đủ hấp dẫn để có thể níu giữ bước chân du khách đến và ở lại Đà Nẵng, trong năm 2016 Empire Group đã gây chú ý thị trường khi công bố Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ với quy mô 31ha.
Dự kiến khi đi vào vận hành đồng bộ, dự án này sẽ trở thành tổ hợp giải trí và du lịch đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á và thu hút bình quân trên 2 triệu du khách đến tham quan, lưu trú mỗi năm. Theo chủ đầu tư, dự án này sẽ cung cấp ra thị trường hơn 4.000 căn condotel, và có hệ thống tiện ích cực kì phong phú gồm: 82 nhà hàng từ các điểm ẩm thực đường phố tới nhà hàng đạt chuẩn Michelin, hơn 100 gian hàng thương mại cùng hàng loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.
Mới đây nhất, đầu tháng 9 vừa qua, cũng tại tổ hợp này, Empire Group đã công bố ra thị trường 350 căn hộ Coco Wonderland Resort được phát triển theo phong cách condotel xứ sở thần tiên hướng đến trẻ em.
Nhờ vậy khi lưu trú và vui chơi tại dự án, các em nhỏ sẽ được đắm chìm trong không gian của những câu chuyện cổ tích tại xứ sở diệu kỳ với Khu vườn cổ tích Fairy Garden, nơi có ngôi nhà của Nấm Xì-Trum, rừng cây ánh sáng, hồ nước phép thuật, mê cung, gương thần hóa phép, Cổ Xe Bí Ngô biến hình và những ngôi nhà trên cây thú vị. Không chỉ vậy, toàn bộ các tiện ích khác như hồ bơi, coffee shop, pool bar & ice-cream, lounge… đều được thiết kế với sắc màu thần tiên.
 Phối cảnh nội thất Coco Wonderland Resort.
Phối cảnh nội thất Coco Wonderland Resort.
Đây cũng là tòa condotel duy nhất tại khu tổ hợp Cocobay sở hữu khu vui chơi băng tuyết The Snow Queen và rạp chiếu phim rộng hơn 1.100m2 ấn tượng tại miền Trung.
Một chuyên gia nhận định: hiện tại Việt Nam đang có hơn 23 triệu trẻ em. Thu nhập của các cặp cha mẹ trẻ ngày càng tăng và họ sẵn sàng chi mọi thứ để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con em. Vì vậy, quy mô thị trường vui chơi giải trí của trẻ em là 1 miếng bánh cực kỳ màu mỡ trị giá lên đến hơn 3 tỷ USD.
Hiện tại, đã có một số doanh nghiệp tại Việt Nam đổ tiền làm các khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Nhưng khu nghỉ dưỡng với các tiện ích khép kín đáp ứng tất cả các nhu cầu và sở thích của trẻ em thì chưa nhiều. Coco Wonderland Resort ra đời là bước đi rất táo bạo và sẽ rất thu hút nhà đầu tư địa ốc.
Chúng tôi tính toán, chỉ cần khai thác được 1% của miếng bánh màu mỡ này, Empire Group sẽ thành công và các nhà đầu tư bỏ tiền vào đầu tư dự án này sẽ hốt bạc.
A.D
Theo Trí thức trẻ

Đất nền sẽ lên ngôi trong năm 2018?

 

Thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, phân khúc đất nền cũng có những sự thăng hoa khi liên tục thiết lập những mặt bằng giá mới. Giới đầu tư đánh giá năm 2018 sẽ là năm của đất nền với nhiều triển vọng lớn.



Đất nền – vịnh tránh bão
Đất đai là hình thức tích lũy tài sản truyền thống của người Việt. Vì vậy, ở bất cứ giai đoạn nào của thị trường, đất nền cũng vẫn giữ được giá trị của mình. Điều đó giúp lý giải vì sao trong giỏ hàng hóa bất động sản, đất nền được xem là "vịnh tránh bão" của giới đầu tư.
Đất nền sẽ lên ngôi trong năm 2018? - Ảnh 1.
Đầu tư vào đất nền luôn được các nhà đầu tư coi là phương án an toàn với nhiều triển vọng sinh lời nhất
Tâm lý chuộng đất nền của người Việt, theo các chuyên gia, không chỉ xuất phát từ tính bảo toàn giá trị mà còn do đất nền luôn gắn liền với tiềm năng phát triển trong tương lai. Đó là khả năng tự chủ trong xây dựng, tách hộ và gia tăng giá trị. Đất nền hầu như chỉ có tăng giá và tăng giá.
Ghi nhận trong năm 2016 và 2017, thị trường đã liên tục trải qua các cơn sốt đất nền tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. 
Sốt đất không chỉ đến từ nhu cầu của thị trường mà còn do trong bối cảnh hiện tại, đất nền là kênh đầu tư mang lại tỷ suất lợi nhuận hàng đầu, lên tới 15 – 20%, vượt xa các kênh như vàng, USD, chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân hàng.
Ngay trong giỏ hàng hóa bất động sản, đất nền cũng chiếm ưu thế vượt trội nhờ đặc điểm "sạch sẽ" trên mọi phương diện. 
Đất nền không vướng vào "bão biểu tình" như chung cư, không mập mờ pháp lý như condotel, không phải giao lại cho đơn vị khác quản lý như hometel, biệt thự biển vv… Tính tự chủ, tự quản, minh bạch và an toàn khiến đất nền luôn là lựa chọn ưu tiên của giới đầu tư khi xuống tiền.
Đất nền sẽ lên ngôi
Trong năm 2018, giới đầu tư nhận định đất nền sẽ tiếp tục được ưa chuộng và nhiều khả năng sẽ bùng nổ giao dịch vì sự khan hiếm nguồn cung đã dần xuất hiện, đặc biệt là tại thành phố Đà Nẵng – một trong những thị trường bất động sản lớn nhất cả nước.
Ghi nhận cho thấy, trong thời gian vừa qua, giao dịch và giá đất nền tại Đà Nẵng đã gia tăng chóng mặt do ảnh hưởng tích cực từ sự thăng hoa của thị trường nghỉ dưỡng và sự kiện APEC 2017.
Đặc biệt những cú hích lớn về hạ tầng đã làm giá đất tại "thành phố đáng sống nhất Việt Nam" sôi sùng sục. 
Cơn sốt đất diễn ra mạnh nhất tại quận Liên Chiểu – nơi có hàng loạt dự án hạ tầng lớn như: Cảng nước sâu Liên Chiểu, ga hàng hóa Kim Liên, hầm Hải Vân tuyến hầm số 2 và đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Các dự án này hoặc đã được công bố, hoặc đang được đẩy nhanh tiến độ thi công và sẽ được đưa vào sử dụng trong những năm tiếp theo.
Đất nền sẽ lên ngôi trong năm 2018? - Ảnh 2.
Cầu vượt ngã ba Huế - một trong những công trình trọng điểm được thành phố đầu tư xây dựng tại khu vực Tây Bắc.
Các dự án quy mô lớn được đầu tư tại quận Liên Chiểu là một trong những tác nhân gây nên cơn sốt bất động sản khu vực này
Dưới tác động của cú hích hạ tầng này, giá đất nền tại quận Liên Chiểu đã tăng liên tục trong thời gian qua, có nơi tăng gấp 2 – 3 lần và không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tuy nhiên, khác với các cơn sốt đất từng tồn tại trước đó tại Đà Nẵng, cơn sốt đất tại Liên Chiểu hiện nay được đánh giá là mang tính "thực" nhiều hơn, do đây là địa bàn trọng điểm trong chiến lược mở rộng và phát triển đô thị của Thành phố.
Cụ thể, thông tin từ Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết trong tương lai, Thành phố sẽ mở rộng quy mô lên khoảng 37.000ha để đáp ứng quy mô dân số trên 2 triệu người. Khu vực phía tây bắc (cùng một số khu vực nông thôn) sẽ là quỹ đất phát triển.
Theo hướng đó, Thành phố đã đầu tư một loạt dự án lớn (gồm cả hạ tầng và nhà ở) vào khu vực Liên Chiểu, bên cạnh những dự án của các doanh nghiệp tư nhân khác cũng đang được rục rịch triển khai như Golden Hill, Khu đô thị Bàu Tràm, Khu đô thị Phước Lý…
Trong tương lai gần, Thành phố còn xúc tiến thêm một số dự án và chương trình phát triển đô thị lớn như Khu đô thị Cảng Liên Chiểu, Khu Kinh tế đặc thù với quy mô hàng nghìn ha mỗi dự án.
Điều này cho thấy trục phát triển của thành phố Đà Nẵng hiện nay đã nghiêng từ cực nam (Đà Nẵng – Hội An) sang cực bắc (Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế). Và Liên Chiểu, với vị trí cầu nối giữa Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) và trung tâm Đà Nẵng, đang trở thành địa bàn quan trọng cho chiến lược này.
Ngoài ra, ghi nhận cho thấy, xu hướng đầu tư đất nền tại Liên Chiểu là đi theo giá trị thực về nhà ở, nghĩa là người mua đất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ở thực. 
Điều này là một chỉ dấu quan trọng, một mặt phản ánh nhu cầu cao của thị trường về đất, mặt khác cho thấy sự bền vững của giá trị đất nền Liên Chiểu. Đây cũng là một trong những lý giải vì sao giá đất Liên Chiểu không hề bị suy giảm khi làn sóng bán tháo đất nền xảy ra ở Sơn Trà và Cẩm Lệ hồi đầu năm nay.
Hiện tại, giao dịch mua bán đất nền tại Liên Chiểu vẫn đang diễn ra hết sức sôi động. Các nhà đầu tư hầu như đã mua sạch các quỹ đất lớn và khiến người đến sau phải gom đất với giá cao hơn.
Mặc dù vậy, nếu so với Hà Nội và TP. HCM, giá đất nền tại Liên Chiểu vẫn đang ở mức thấp hơn - trong khi tỷ suất sinh lời lại tốt hơn rất nhiều (ước tính có thể lên tới 12%).
Song, để nâng cao khả năng sinh lời khi đầu tư vào đất nền Đà Nẵng, các chuyên gia lưu ý người mua nên lựa chọn dự án của chủ đầu tư uy tín, có vị trí đẹp và tính pháp lý rõ ràng.
Đặc biệt giới chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên đưa vào tầm ngắm những dự án quy mô lớn, thuộc những khu vực có tiềm năng phát triển dài hạn. Trong tương lai, chủ đầu tư chắc chắn sẽ xây dựng và hoàn thiện thêm hệ thống tiện ích, đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản, đồng bộ trong nội khu dự án cũng như khu vực lân cận. Khi ấy, chắc chắn giá đất sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Cao ốc bóp nghẹt cửa ngõ Sài Gòn: Cấp phép dự án theo quy trình ngược

 

Nhiều chuyên gia cho rằng, Tp.HCM đang cấp phép dự án theo quy trình ngược. Đáng ra cấp phép dự án bất động sản (BĐS) phải dựa trên hạ tầng hiện hữu thì Việt Nam cấp phép dựa trên hạ tầng tương lai.



Cao ốc đang bóp nghẹt đường xá khiến giao thông ở các cửa ngõ ngày một nghiêm trọng. Nếu thực trạng này kéo dài có thể hạ tầng tương lai cũng không thực hiện được mà phải vá víu bằng những cầu vượt thép như hiện nay. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là một cấu trúc đô thị bất bình thường.

Cấp phép xây dựng tràn lan

Vừa qua, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo các cơ quan chức năng không cấp phép xây dựng cao ốc, khu chung cư khi hệ thống hạ tầng giao thông tại khu vực không đảm bảo, để tránh ùn tắc ngày càng tăng. Tuy nhiên, phải chăng quyết định này đã quá muộn trước tình trạng “sinh sôi” quá nhanh của các tòa nhà cao tầng?

Theo các chuyên gia, hiện nay việc cấp phép xây dựng của thành phố được thực hiện ồ ạt, không khoa học. Nguyên nhân chính là do Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải chưa có sự phối hợp tốt.
Việc cấp giấy phép xây dựng cho các dự án được chấp thuận về mặt quy hoạch của UBND Tp.HCM trên cơ sở tham mưu của cơ quan quản lý về quy hoạch, là Sở Quy hoạch Kiến trúc. Nhưng cơ quan này thường chỉ xem công trình hay dự án đó có phù hợp với quy hoạch được duyệt hay không, chứ không tính toán được tác động môi trường.
TS Võ Kim Cương, nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.HCM cho biết, vai trò là thế nhưng Sở Quy hoạch Kiến trúc ít khi xem xét kỹ về hệ thống hạ tầng đã được xây dựng theo quy hoạch đó hay chưa? Thực tế khi đi vào sử dụng, công trình đó tác động lên hệ thống hạ tầng hiện có như thế nào? Đây rõ ràng là một thiếu sót nghiêm trọng.
Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.HCM Nguyễn Thanh Toàn thừa nhận, trước đây tại một số khu vực hạ tầng yếu, kết nối giao thông chưa hoàn chỉnh cũng được cấp phép xây dựng cao ốc.
Đầu năm 2017, khi tại Hà Nội có các chung cư mọc lên trong những con hẻm nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, Thủ tướng cũng đã yêu cầu Tp.HCM phải xem xét, đánh giá tác động giao thông lên hạ tầng khi cấp phép cho các công trình cao tầng.

Thực tế, Việt Nam không quản lý xây dựng theo dân số mà theo năng lực của hệ thống hạ tầng, cũng không ràng buộc sự phát triển bằng kế hoạch sử dụng đất… Đây chính là guyên nhân khiến cho các thành phố lớn có cấu trúc đô thị không bình thường. Nhiều khu vực không đủ tiêu chuẩn về hạ tầng đô thị. Những khu vực này tạo thành một vành đai bao quanh khu trung tâm thành phố.
TS Võ Kim Cương cho rằng, đáng lẽ phải dùng quỹ đất có được khi di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi các khu dân cư để cải thiện cấu trúc thành phố, như bổ sung công trình dịch vụ xã hội, mảng xanh hoặc mở các đường đối ngoại xuyên qua vành đai thiếu quy hoạch này. Nhưng tiếc là thành phố đã chịu áp lực quá lớn từ nhu cầu phát triển kinh tế trước mắt.

Doanh nghiệp dửng dưng hưởng lợi

Thực tế cho thấy, sức ép nhà cao tầng lên giao thông bắt nguồn từ cấp phép xây dựng tràn lan của cơ quan quản lý. Song việc này cũng bắt nguồn từ việc “nhận diện cơ hội” của không ít doanh nghiệp.
Tại Tp.HCM, dự án cao tầng cứ đua nhau mọc lên dọc các tuyến cao tốc, metro, xa lộ Hà Nội hay những tuyến đường dự phóng, các tuyến đường sẽ mở rộng lộ giới,....

Thông thường, Nhà nước bỏ vốn đầu tư hạ tầng, các dự án hoặc công trình xung quanh hưởng lợi nên nhà đầu tư phải có nghĩa vụ cùng Nhà nước đầu tư hạ tầng. Nhưng việc này dường như không phải là tiền lệ với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đơn cử như tuyến metro số 1 đang hình thành, các doanh nghiệp tranh nhau gom đất xung quanh. Khi đường làm xong, giá trị đất của họ lên rất cao nhưng dường như phần đóng góp cho hạ tầng không ai thực hiện.
Ông Nguyên Thanh Toàn cho rằng, đối với những trường hợp này, Sở kiến nghị mạnh dạn thu thì mới có nguồn lực đầu tư cho hạ tầng và đó cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có luật, chưa có chính sách điều tiết nguồn thu từ những công trình kiến trúc bên trên, những dự án phát triển đô thị nên không dám thu. Vì nếu thu là sai luật.

Đồng quan điểm, TS Võ Kim cương cho rằng đây là một vấn đề phức tạp. Trong quản lý phát triển đô thị, nước ta đang thiếu những cơ sở pháp lý chặt chẽ và theo nguyên lý của thị trường. Cụ thể hơn là không có luật thuế về tác động phát triển như ở các nước khác.
Nguyên lý của luật này là nếu doanh nghiệp thu lợi từ sự phát triển công trình của mình trong đô thị thì phải trả tiền cho đô thị (đóng thuế). Mỗi lô đất có mô xây dựng là bao nhiêu đã được quy hoạch quy định. Khi doanh nghiệp xây quá hiện trạng đang có hoặc quá quy định của quy hoạch, đều phải trả tiền.
Sau đó, chính quyền dùng khoản tiền này để đầu tư hạ tầng. Các trường hợp xin điều chỉnh khác quy hoạch được duyệt phải do cộng đồng dân cư liên quan đồng ý hoặc phải có quyết định của tòa án.

Có giải pháp mang lại giá trị địa tô để cân đối lợi ích phát triển đô thị

Tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, các doanh nghiệp hiện nay đang hưởng lợi từ hạ tầng Nhà nước rất nhiều. Nhiều công trình Nhà nước đầu tư lớn cho hạ tầng, khiến giá trị đất hai bên đường và giá trị đất cả khu tăng lên rất nhiều.
“Một số công trình sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước giúp giá trị đất của cả khu vực tăng lên. Nhưng phần tăng lên doanh nghiệp được hưởng, mặc dù không bỏ vốn đầu tư. Cần phải có các giải pháp để mang lại giá trị địa tô cao hơn cho đất nước để cân đối lại lợi ích phát triển đô thị”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
(Theo Zing.vn) 

bán đất đà nẵng