đăng ký sàn binance      
 
mua bán coin sàn mxc      

Sài Gòn

[sai-go][column2][#FF6633]
Bán căn hộ fpt plaza đà nẵng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mien-trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Những cái “nhất" của dự án “khủng” sắp ra mắt trên bờ biển Đà Nẵng

 
Với lợi thế về vị trí, cảnh quan cũng như các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá, tạo thêm sản phẩm du lịch và vui chơi giải trí, Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ đón 6,1 triệu lượt khách trong năm 2017. Đây là cơ sở tiền đề cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch tại thành phố biển này ngày càng trở nên thu hút trong mắt các nhà đầu tư. Tọa lạc tại vị trí đắc địa bên bờ biển Đà Nẵng, Pan Pacific Đà Nẵng Resort là một trong những dự án được quan tâm nhất trong thời gian gần đây.
Cùng với chiều hướng ấm dần lên của thị trường bất động sản toàn quốc, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với khả năng tạo dòng tiền tại Đà Nẵng đang được giới đầu tư chú ý. Thực tế, theo báo cáo của Savills, trong nửa cuối năm 2016, 3 dự án mới ở phân khúc khách sạn (khách sạn Crowne Plaza giai đoạn 2, Hilton Đà Nẵng Hotel và Four Points thuộc Sheraton) dự kiến gia nhập thị trường sẽ tiếp tục cung cấp thêm khoảng 1.320 phòng. Từ sau quý 3/2016 đến năm 2018, dự kiến sẽ có thêm 35 dự án mới gia nhập thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng. 
 
Bên cạnh đó, hiện nay Đà Nẵng đang tiên phong trong bất động sản cao cấp ven biển, chỉ xếp thứ hai (sau Nha Trang) về tổng nguồn cung với 1.199 biệt thự và 3.367 căn hộ. Trong tương lai, Đà Nẵng sẽ có thêm các dự án quy mô lớn bao gồm Soleil Đà Nẵng, Coco Bay, Đa Phước, Hàn Riverside, Ariyana, Central Coast, Vinpearl Han River và Ocean Suites & Estates. Trong số những tên tuổi lớn, nổi lên dự án Pan Pacific Đà Nẵng Resort nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới đầu tư nói chung khi đưa ra những khái niệm mới về trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp và tinh tế. 
 
Lấp lánh thị trường bất động sản miền Trung
 
Được ví như “viên kim cương” tinh tế bên bờ biển Đà Nẵng, từ khi còn là dự án, Pan Pacific Đà Nẵng Resort đã ngay lập tức “quyến rũ” được ngay cả những người tinh hoa, sành sỏi nhất. Sức hút mạnh mẽ của dự án không chỉ bắt nguồn từ vị trí đắc địa 100% view biển với cảnh quan tuyệt đẹp và 2 sân golf lớn của Đà Nẵng và Quảng Nam, mà còn đến từ uy tín của những ông lớn trong địa hạt đầu tư và phát triển bất động sản: MBLand & Tonkin Property và Pan Pacific. 
 
Dự án Pan Pacific Đà Nẵng Resort lấp lánh tọa lạc bên bờ biển Đà Nẵng
 
Với những bước tiến lớn sau 9 năm thành lập và sự chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn 2015 – 2020, MBLand là đang triển khai nhiều dự án lớn trên cả nước. Khẳng định vị thế bằng những dự án triệu đô, MBLand đã ra mắt chuỗi sản phẩm mang thương hiệu Field như Golden Field, Infinity Field... tại các vị trí đắc địa. Tiếp nối chuỗi thành công này, quý 2 năm nay, MBLand tiếp tục có bước đi gây ấn tượng cả thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp với dự án Pan Pacific Đà Nẵng Resort khi đồng hành cùng Tập đoàn quản lý và phát triển bất động sản đẳng cấp quốc tế - Pan Pacific. 
 
Tập đoàn khách sạn Pan Pacific là công ty con sở hữu toàn bộ bởi Tập đoàn UOL được niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore, một trong những công ty sở hữu nhiều khách sạn và tòa nhà nhất châu Á. Sự kết hợp giữa uy tín của chủ đầu tư MBLand & Tonkin Property và tiêu chuẩn vận hành 5 sao từ Pan Pacific sẽ giúp dự án này đốt nóng thị trường bất động sản. Một dự án tầm vóc của thành phố biển với quy mô triệu đô được đặt dưới sự điều hành chuẩn quốc tế, Pan Pacific Đà Nẵng Resort hứa hẹn sẽ làm nên những chuẩn mực mới của bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp. 
 
Vẻ đẹp tinh tế nguyên bản từ những cái nhất của dự án khủng
 
Như một biểu tượng mới về đẳng cấp, nhắc đến Pan Pacific Đà Nẵng Resort là nhắc đến dự án khủng của những cái nhất – cảnh quan đẹp nhất, view biển lớn nhất, thiết kế nội thất và ngoại thất đẳng cấp nhất. 
 
Với đặc thù của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp vốn thu hút phân khúc khách hàng thượng lưu thường am tường về nghệ thuật và luôn tìm kiếm những không gian đẳng cấp, tinh tế, cảnh quan của Pan Pacific Đà Nẵng Resort là một trong những yếu tố được đặt vào vị trí trung tâm. EDSA – đơn vị hàng đầu thế giới về thiết kế cảnh quan mang đến cho Pan Pacific vẻ đẹp hoàn hảo và hút mắt. Với mật độ xây dựng ở mức 50%, Pan Pacific Đà Nẵng Resort tạo ra không gian đô thị nghỉ dưỡng hợp lý cho nhịp sống của con người nhưng vẫn mở ra không gian gần gũi, giao hòa với thiên nhiên. 
 
So với mật độ xây dựng khá dày đặc của phần lớn dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang có mặt trên thị trường, Pan Pacific Đà Nẵng Resort nổi bật hẳn lên bên bờ biển Đà Nẵng với mật độ vừa phải, cảnh quan đẹp, tạo không gian để tâm hồn tĩnh tại, thư thái, nhưng cũng đồng thời mang đến cảm giác tinh tế và gần gũi với nhịp sống hiện đại.
 
Cảnh quan của Pan Pacific Đà Nẵng Resort còn trở nên đắt giá với 100% view biển từ các tòa villa, sky paradise villa và condotel. Đây được coi là tỉ lệ view biển tuyệt đối và lớn nhất so với tất cả các dự án hiện thời tại Đà Nẵng. Intercontinental chỉ view biển 70%. View biển của dự án Vinpearl Đà Nẵng 2 chỉ đạt 30 - 40%. The Ocean Estates khiêm tốn với 20% trong khi Four Seasons chỉ dành view biển cho các căn VIP. Khi sở hữu villa, sky paradise villa hay condotel của Pan Pacific Đà Nẵng Resort, khách hàng được tận hưởng tối đa vẻ đẹp thơ mộng của vùng biển Đà Nẵng ngay từ chính căn nhà của mình. 
 
100% view biển lộng lẫy và thơ mộng từ condotel Pan Pacific Đà Nẵng Resort
 
Hướng đến vẻ đẹp tinh giản và đẳng cấp, ngoại thất của dự án do Humprheys & Partners đảm nhận, đây cũng chính là công ty đứng đằng sau thiết kế của tòa Trump Tower nổi tiếng tại New York. Nội thất của Pan Pacific Đà Nẵng Resort được thiết kế bởi công ty DWP, kiến trúc sư David Maxwell - kiến trúc sư chính của tòa Four Seasons Hotel, Marrakech và St. Regis Hotel, Kuala Lumpur với vẻ đạp mang tính biểu tượng.
 
Sự kết hợp của những cái “nhất” trong Pan Pacific Đà Nẵng Resort mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ nhưng không hề phô trương. Tổng thể hòa hợp của Pan Pacific Đà Nẵng Resort trở thành dự án bất động sản nghỉ dưỡng xứng tầm quốc tế và là biểu tượng tự hào của giới đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà còn hứa hẹn sẽ “tạo sóng” tại khu vực Châu Á. 
Theo Cafeland

Số phận trái ngược của hai đại dự án 'chết lâm sàng' tại Đà Nẵng


Đều là những dự án tỷ đô ở vị trí đắc địa tại trung tâm TP. Đà Nẵng, nhưng cả Golden Square Đà Nẵng và Viễn Đông Meridian Towers đều bất động trong thời gian dài.
Cả Golden Square Đà Nẵng và Viễn Đông Meridian Towers đều đang có những chuyển động mới, số phận 2 dự án này đã có sự khác nhau.

Golden Square hồi sinh

Dự án Golden Square trước đây do Công ty Địa ốc Đông Á làm chủ đầu tư, được khởi công từ tháng 1/2008. Theo thông tin từ chủ đầu tư công bố khi đó, dự án có tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là 495 tỷ đồng với tổng diện tích 10.664 m2.
Dự án này sẽ gồm 3 tòa tháp cao 21-36 tầng, trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2011.
Năm 2010, sau khi xây dựng phần móng và 2 tầng nổi, Địa ốc Đông Á đã lần lượt mang sản phẩm Dự án Golden Square giới thiệu với khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội với giá khởi điểm từ 1.500 - 1.700 USD/m2/căn (khoảng từ 84.000 USD/căn trở lên).
Năm 2011, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo TP. Đà Nẵng, Ngân hàng TMCP Đông Á và nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Địa ốc Đông Á và Tập đoàn khách sạn Marriott International Inc (Mỹ) ký kết hợp đồng quản lý Khách sạn Renaissance Đà Nẵng (thuộc khu phức hợp Golden Square).
Tuy nhiên, sau những hoạt động rao bán, quảng bá rầm rộ đó, tháng 12/2014, dự án đột nhiên ngừng xây dựng và “chết lâm sàng” cho đến giữa năm 2016, khi dự án được chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới là Tập đoàn Alphanam (Hà Nội).
Dù chi tiết của vụ chuyển nhượng này không được tiết lộ và Alphanam cũng chưa công bố thông tin sẽ triển khai dự án như thế nào, nhưng những động thời gầy đây cho thấy, Đà Nẵng sắp có thêm dự án condotel tại trung tâm Thành phố.
So phan trai nguoc cua hai dai du an 'chet lam sang' tai Da Nang hinh anh 1
Dự án Golden Square đang được hồi sinh khi chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế và sẽ triển khai thời gian tới. Ảnh: Hà Minh.
Cụ thể, theo Thông báo số 63 của UBND TP. Đà Nẵng do Phó chủ tịch Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn ký, Thành phố đồng ý theo phương án điều chỉnh do Sở Xây dựng đề xuất. Cụ thể, cho điều chỉnh quy mô dự án này từ khối chung cư 36 tầng, điều chỉnh sang condotel (416 căn), tăng thêm 2 tầng kỹ thuật thang máy.
Khối khách sạn 27 tầng, tăng số phòng từ 277 phòng lên 353 phòng và tăng thêm 02 tầng kỹ thuật thang máy. Khối căn hộ 21 tầng, điều chỉnh tầng 6 và tầng 7 từ văn phòng thành căn hộ, tổng số căn hộ điều chỉnh là 200 căn, tăng thêm 2 tầng kỹ thuật thang máy.
Tại Đà Nẵng, Alphanam đang đầu tư tổ hợp khách sạn Four Points by Sheraton và căn hộ Luxury Apartment ngay cạnh bãi biển Phạm Văn Đồng.

Viễn Đông Meridian Towers vẫn bất động

Đối diện với dự án Golden Square là một dự án”chết lâm sàng” khác, là dự án tháp đôi Viễn Đông Meridian Towers (84 Hùng Vương). Dự án cao 48 tầng nổi và 3 tầng hầm, chiều cao từ mặt đất tới đỉnh mái là 220m, được đánh giá là một trong những tòa tháp đôi cao nhất miền Trung lúc bấy giờ.
Dự án được triển khai từ 2008 bởi liên doanh giữa Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Sài Gòn Tel), Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group), Công ty Tư vấn đầu tư và Chuyển giao công nghệ Viễn Đông (Công ty Viễn Đông) và các đối tác khác, thông qua hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp dự án - Công ty cổ phần Địa ốc Viễn Đông Việt Nam (Viễn Đông Land). Trong đó, Sài Gòn Tel chiếm cổ phần lớn nhất (40%) và giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty thực hiện dự án.
Các cổ đông sáng lập bao gồm ông Đặng Thành Tâm (Sài Gòn Tel), ông Nguyễn Tâm Tiến (Trung Nam Group), ông Nguyễn Tâm Thịnh (Công ty Viễn Đông), ông Nguyễn Văn Ngọc và Võ Duy Tấn.
Tại giấy chứng nhận đăng ký này, Viễn Dông Land do ông Nguyễn Tâm Tiến làm Tổng giám đốc, vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
Sau đó, Đại hội đồng cổ đông Viễn Đông Land đã họp và thống nhất việc Trung Nam Group được phép chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình tại Viễn Đông Land cho ông Nguyễn Sơn (người do Sài Gòn Tel đề xuất). Trên cơ sở đó, ngày 20/1/2011, Trung Nam Group đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần đang sở hữu tại Viên Đông Land cho ông Nguyễn Sơn.
Ngày 13/5/2011, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 6 cho Viễn Đông Land với việc ghi nhận ông Nguyễn Sơn là cổ đông của Công ty.
Tuy nhiên, việc liên tục thay đổi chứng nhận đăng ký kinh doanh, số cổ đông, cũng như ngành nghề kinh doanh khiến các bên không còn thời gian để lo triển khai dự án. Đến nay, sau 9 năm, dự án này vẫn chỉ là bãi đất trống và chưa hẹn ngày trở lại.
Theo zing.vn

Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư khu nhà ở công nhân trên diện tích hơn 17 ha

Bên cạnh việc miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp,… Đà Nẵng còn hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án nhằm thu hút các chủ đầu tư.

Để thực hiện mục tiêu giải quyết nhu cầu nhà ở cho ít nhất 20% số công nhân tại các khu công nghiệp có nhu cầu đến năm 2020 và 35% vào năm 2030, TP. Đà Nẵng đang kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và người dân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Đồng thời kêu gọi các chủ nhà trọ cải tạo, sửa chữa và nâng cấp nhà trọ đạt tiêu chuẩn phòng ở tối thiểu theo quy định.
nhà ở công nhân
Một số dự án nhà ở công nhân tại Đà Nẵng nằm bất động nhiều năm
do doanh nghiệp không mặn mà vì không có cơ chế chính sách hỗ trợ
Theo đề án, từ nay đến năm 2020, TP. Đà Nẵng sẽ kêu gọi nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư 3 dự án nhà ở công nhân tại khu đất B4-1, B4-2 khu tái định cư Hòa Hiệp 4 (quận Liên Chiểu) rộng 4,28 ha; khu đất hỗn hợp rộng 3,87 ha giáp ranh dự án khu công nghiệp Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ) và chuyển đổi công năng sang nhà ở công nhân đối với hai khu ký túc xá sinh viên tập trung phía Tây và phía Tây mở rộng tại khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) rộng 9,24 ha.
khu công nghiệp
Khu đất hỗn hợp 3,87 ha tại khu vực giáp ranh dự án khu công nghiệp Hòa Cầm
khu tái định cư
Khu đất B4-1, B4-2 khu tái định cư Hòa Hiệp 4 (4,28 ha) và
khu đất hai ký túc xá sinh viên (9,24 ha)
Khi thực hiện dự án, chủ đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ theo quy định pháp luật (như miễn, giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng,…).
Ngoài ra, chủ đầu tư còn được hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật bên ngoài dự án để kết nối đồng bộ với hạ tầng khu vực, cung cấp miễn phí thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở công nhân, miễn toàn bộ chi phí thực hiện các thủ tục về xây dựng, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính khi triển khai dự án...
Thành phố cũng kêu gọi thành lập và tổ chức hoạt động quỹ hỗ trợ nhà ở công nhân, hợp tác xã nhà ở công nhân để hỗ trợ, tạo điều kiện để công nhân mua, thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án. Khi mua, thuê, thuê mua nhà ở công nhân, công nhân tại các khu công nghiệp sẽ được vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.
UBND TP. Đà Nẵng cho biết, hiện nay, có 6 khu công nghiệp trên địa bàn thành phố với khoảng 72.000 công nhân. Trong đó, khoảng 30.000 công nhân có nhu cầu về nhà ở. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dự án nhà ở công nhân nào được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công nhân hiện đang sống trong các khu nhà trọ của người dân với chất lượng không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt.
(Theo Nhịp sống kinh doanh)

Số phận lô đất ‘kim cương’ 4 mặt tiền ở Đà Nẵng

 Đà Nẵng vừa phê duyệt quy hoạch kiến trúc xung quanh lô đất "kim cương" 4 mặt tiền sân vận động Chi Lăng.
UBND TP. Đà Nẵng công bố thông tin cụ thể về quy hoạch lô đất nhà hát Trưng Vương và sân vận động Chi Lăng.

Sẽ xây cao ốc 33 tầng

Theo đó, vùng “đất kim cương” này gồm 2 khu, được xây dựng các công trình cao tầng. Cụ thể, khu A sẽ cao trên 33 tầng, gồm 3 lô đất.
Lô đầu tiên là sân vận động Chi Lăng có phía Bắc giáp đường Lê Duẩn, phía Nam giáp đường Hùng Vương, phía Đông giáp đường Ngô Gia Tự và phía Tây giáp đường Chi Lăng (đường Triệu Nữ Vương cũ).
Lô đất phía Đông nhà hát Trưng Vương sẽ có phía Bắc giáp khu dân cư, Nam giáp đường Hùng Vương, Đông giáp đường Yên Bái và Tây giáp đường Nguyễn Chí Thanh.
Lô đất khu phức hợp An Cư Đông Á (tổ hợp Golden Square) sẽ có phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Phạm Hồng Thái, phía Đông giáp đường Yên Bái và phía Tây giáp đường Nguyễn Chí Thanh.
Khu B sẽ cao 16-25 tầng là lô đất phía Tây nhà hát Trưng Vương. Phía Bắc của lô đất này giáp khu dân cư, phía Nam giáp đường Hùng Vương, phía Đông giáp đường Phan Châu Trinh, Tây giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Tại Đà Nẵng, khu đất sân vận động Chi Lăng có tổng diện tích trên 55.000 m2, được cho là khu đất “kim cương” có 4 mặt tiền. Trước đây, phần đất này được UBND TP. Đà Nẵng giao cho Tập đoàn Thiên Thanh của ông Phạm Công Danh triển khai dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ cao cấp Chi Lăng. Thiên Thanh đã “ôm” trọn sân Chi Lăng chỉ với giá 25,3 triệu đồng/m2 so với mức giá 50-80 triệu đồng/m2 của thị trường vào thời điểm đó.
So phan lo dat ‘kim cuong’ 4 mat tien o Da Nang hinh anh 1
Vị trí lô đất "kim cương" tại Đà Nẵng. Ảnh: Google maps.
Năm 2011, Đà Nẵng cho phép tách khu đất này thành 14 lô, giao quyền sử dụng cho 10 công ty của tập đoàn này để huy động vốn. Toàn bộ sổ đỏ được cầm cố tại ngân hàng, với số tiền vay lên đến cả nghìn tỷ đồng. Cụ thể, Oceanbank cho đơn vị này vay hơn 1.250 tỷ đồng để “mua” sân Chi Lăng.
Sau đó, 10 pháp nhân thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 công ty khác đã lập 14 bộ hồ sơ vay Ngân hàng Xây dựng 4.000 tỷ đồng, sau khi định giá khống 13 lô đất tại sân Chi Lăng. Mức định giá này lên đến 7.500 tỷ. Còn thực tế, giá trị thực tế sau đó được tính toán lại dưới sự chỉ định của Ngân hàng Nhà nước là 2.400 tỷ đồng.
Tháng 7/2014, ông Phạm Công Danh - khi đó là Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh - bị bắt. Sau khi “đại án” Phạm Công Danh được công bố, ông Nguyễn Hoàng Sơn, đại biểu HĐND Đà Nẵng khi đó đã chất vấn việc UBND TP. Đà Nẵng phân lô cấp sổ sân Chi Lăng để Tập đoàn Thiên Thanh mang đi bán có đúng pháp luật hay không và sẽ xử lý theo hướng nào.Một số chất vấn khác liên quan đến việc tách 14 lô cho 10 đơn vị của Thiên Thanh để huy động vốn, tạo tiền lệ huy động vốn kiểu này cũng được nêu ra nhưng chưa có phản hồi..
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico, cho biết trên lý thuyết, các công ty con của Thiên Thanh là bên có quyền sử dụng đất. Còn phần nợ xấu vẫn do Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước nắm giữ.
Việc lấy lại sân Chi Lăng, ông Đức cho rằng cần có sự đồng thuận từ các công ty của Thiên Thanh, Ngân hàng Nhà nước. “Còn nếu không đồng thuận, thì buộc vụ việc phải đưa ra tòa án. Khi đó, ngân hàng sẽ phát mại, bán đấu giá tài sản theo quy định và Đà Nẵng muốn chuộc thì phải mua theo giá trị trường vào thời điểm có đấu giá đó”, luật sư này bày tỏ. Do đó, việc lấy lại sân Chi Lăng, theo ông Đức, không dễ.
So phan lo dat ‘kim cuong’ 4 mat tien o Da Nang hinh anh 2
Lô đất sân Chi Lăng được cho là có vị trí "kim cương" với 4 mặt tiền ở Đà Nẵng. Ảnh minh hoạ: Đoàn Nguyên.
Một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì cho rằng hiện tại, khả năng Đà Nẵng có thể lấy lại sân Chi Lăng phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề liên quan đến pháp lý của 13 lô đất nói trên. Còn trong trường hợp cuối cùng cần cân nhắc phương án bán tài sản với giá hợp lý so với giá thẩm định trước thực tế và giá trị thực tế.
Trước đó, tại tòa, nguyên Chủ tịch Thiên Thanh Phạm Công Danh, luôn khẳng định đã hoàn tất mọi mặt thủ tục nhưng chỉ được bàn giao 50% mặt bằng. Theo vị này, đã có người trả 250 triệu USD (tương đương khoảng hơn 5.000 tỷ đồng) để mua lại khu đất này và hoàn toàn bán được nếu được tạo điều kiện.
Hiện tại, sân vận động Chi Lăng nằm trong nội dung sai phạm của Tập đoàn Thiên Thanh nên vẫn bị phong tỏa tài sản, phục vụ công tác điều tra. Các dự án vì thế cũng đi vào ngõ cụt. Phần mặt tiền được dùng để làm nơi trông giữ xe, cho thuê hàng quán, tầng trệt dùng làm trung tâm thể dục thể thao, phòng khám… Bên ngoài có 4 dự án bất động sản nằm trên các khu “đất vàng” nhưng không được triển khai.
Theo zing.vn

GIẢI MÃ CƠN SỐT ĐẤT NỀN NAM ĐÀ NẴNG

 

Đất nền khu vực Quảng Nam, giáp với Đà Nẵng đang được các nhà đầu tư tìm mua. Chỉ trong thời gian ngắn, giá đất ở đây đã tăng 30%, theo đánh giá các chuyên gia, khu vực này còn nhiều tiềm năng.

Cuối tuần qua, 50 lô biệt thự liền kề dự án Sun River City tại Quảng Nam đã giao dịch thành công trong buổi sáng mở bán. Rất nhiều khách hàng đến từ Hà Nội đã xuống tiền. Dự án được giới thiệu với mức giá từ 538 triệu đồng/lô.
Sun River City nam Đà Nẵng
Sun River City nam Đà Nẵng

Ven sông Cổ Cò còn nhiều dự án khác đang được xây dựng như FPT City, Sun River City, Green City... cũng đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Được đánh giá là một trong những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất khu vực nam Đà Nẵng nên ngay trong ngày đầu mở bán, lượng khách đến tham quan, tìm hiểu và giao dịch khá đông.
Không chỉ đất nền các dự án, mà đất nền tại khu vực dân cư khu vực này cũng được săn lùng. Theo khảo sát thị trường, giá đất nền tại đây đã tăng từ 30-50% theo từng vị trí. Phần lớn khách hàng tìm mua để đầu tư xây dựng các dự án nghỉ dưỡng, homestay và một nhóm nhà đầu tư gom đất chờ thời.

Chị Nguyễn Thị Huệ, một khách hàng từ Hà Nội cho biết, sau khi xem xét đánh giá, chị và đồng nghiệp đã mua 3 lô với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng. Chị Huệ cho biết: “Mức giá đất hiện nay ở Quảng Nam dù đã tăng nhưng vẫn hấp dẫn so với các khu vực khác. Trong thời gian tới khi cơ sở hạ tầng và nhiều khu nghỉ dưỡng đi vào hoạt động sẽ đẩy giá đất lên cao”.
Khách hàng tham dự sự kiện mở bán Sun river city
Khách hàng tham dự sự kiện mở bán Sun river city

Một nhân viên môi giới BĐS tại khu vực miền Trung cho biết: "Trong 2 năm trở lại đây, các nhà đầu tư tìm về khu Nam Đà Nẵng để đầu tư với nhiều kỳ vọng. Chính vì thế mà giá đất nền tăng lên chóng mặt, có những nơi đã tăng gấp 3 lần chỉ sau 1 năm.

Tuy thế, vùng Nam Đà Nẵng vẫn còn là khu vực đầy tiềm năng chưa được khai thác hết giá trị nên có thể sẽ thêm nhiều biến động trong tương lai"

Tiện ích dự án sun river city
Tiện ích dự án

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CEN group nhận định, so với Đà Nẵng, đất nền tại Quảng Nam có nhiều lợi thế. Đầu tiên là mức giá hợp lý. Còn lợi thế về hạ tầng giao thông rất thuận tiện cho việc di chuyển giữa Hội An và Đà Nẵng. Bên cạnh đó, dự án nạo vét sông Cổ Cò sẽ được thực hiện trong năm 2017-2018 có chiều dài 14km. Sau khi hoàn thành việc nạo vét, các dự án được hưởng lợi nhiều nhất từ việc quy hoạch này.

Bên cạnh đó, việc thực hiện dự án quy hoạch bãi tắm Viêm Đông trở thành bãi biển hoang sơ đẹp nhất tại khu Nam Đà Nẵng hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Sơ đồ quy hoạch phía nam
Quy hoạch phía Nam 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện tại bất động sản hướng biển có tỷ suất sinh lời cao khoảng 7 – 8%/ năm và sắp tới, đất nền ven biển vẫn tiếp tục nằm trong “tầm ngắm” của giới nhà giàu và dân đầu tư.

Hội nghị xúc tiến đầu tư cách đây không lâu đã tạo cơ hội lớn cho tỉnh Quảng Nam khi ký kết gói đầu tư 15,8 tỉ USD. Tiềm năng, lợi thế của Quảng Nam như dân số đông, đất đai rộng lớn hơn 12.000 km2, hạ tầng đầu tư đồng bộ, sông ngòi nên thơ, bờ biển trải dài hơn 130 km, trong đó có hơn 80 km còn nguyên sơ phù hợp cho đầu tư du lịch nghỉ dưỡng.

Với nguồn khách du lịch tới Quảng Nam ngày càng tăng mạnh cùng cam kết của các doanh nghiệp, trong tương lai gần, thị trường bất động sản Quảng Nam sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.
Hiện nay sản phẩm của dự án Sun River City đang được phân phối chính thức bởi công ty CP Brightland. Gía bán của dự án đang còn rất rẻ.
Theo Phambangoc

UBND Đà Nẵng: Quy hoạch 1.600 buồng phòng khách sạn ở Sơn Trà là phù hợp

 
UBND Đà Nẵng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

UBND Đà Nẵng: Quy hoạch 1.600 buồng phòng khách sạn ở Sơn Trà là phù hợp
Dự án Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc (Intercontinental Peninsula Resort) đã đi vào hoạt động trên Bán đảo Sơn Trà
Theo UBND Thành phố, về nội dung quy hoạch du lịch xác định quy mô 1.600 buồng phòng khách sạn đến năm 2030 là phù hợp. Về Tổ chức không gian các khu chức năng cơ bản phù hợp với Đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phô đên năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên khi triển khai các bước tiếp theo cần nghiên cứu mở rộng ranh giới quy hoạch ra vùng biển bao quanh để đảm bảo yếu tố bảo tồn đa dạng sinh học.
Báo cáo về tình hình quy hoạch, xây dựng tại bản đảo Sơn Trà, UBND TP Đà Nẵng cho biết, cho đến năm 2012, UBND TP đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 25 dự án, trong đó 18 dự án đầu tư phát triển du lịch có lưu trú cho nhà đầu tư trong nước với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.222 ha và 7 dự án khác (quốc phòng, an ninh, cơ sở tín ngưỡng hạ tầng kỹ thuật...).
Tính đến nay, có 11/18 dự án du lịch đã ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích khoảng 344 ha.
Về tình hình triển khai các dự án, các dự án đã đầu tư (hoặc đầu tư hoàn chỉnh một phần) và đưa vào hoạt động là 3 dự án. Cụ thể là dự án Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc (Intercontinental Peninsula Resort); Khu du lịch Sơn Trà Resort & Spa và Khu nhà nghỉ và dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Trạm với tổng số phòng đang hoạt động là 253 phòng.
Dự án đang triển khai nhưng chưa hoàn thành thủ tục xây dụng là 1 dự án: Khu du lịch nghỉ sinh thái biển Tiên Sa. Các dự án đã triển khai một phần, đang tạm dừng là 3 dự án. Các dự án chưa triển khai là 11 dự án.
Trong 18 dự án du lịch đã ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất thì có 09 dự án khách sạn, với tổng số buồng phòng khách sạn dự kiến khoảng 1.400 buồng phòng (gồm cả 197 buồng phòng của dự án InterContinental); Tổng số biệt thự theo quy hoạch là 1.920 căn (biệt thự tại bán đảo Sơn Trà là biệt thự du lịch, mục đích lưu trú, không hình thành đơn vị ở).
Quan điểm của UBND TP Đà Nẵng là: "Bán đảo Sơn Trà cần được bảo vệ và kiểm soát bằng một cơ chế đặc biệt nhằm giải quvết hài hòa các mối quan hệ giữa về quốc phòng, an ninh, bảo tôn và phát triển. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch tồng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Sơn Trà, TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu trên sẽ ảnh hưởng đến các dự án tại khu vực bán đảo Sơn Trà, do vậy đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP Đà Nẵng tổ chức rà soát và làm việc với các nhà đầu tư, có báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/8/2017".
Bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10 km về phía Đông Bắc. Với ba mặt giáp biển, mặt còn lại giáp đô thị, Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển. Bán đảo Sơn Trà có diện tích tự nhiên 4.439ha, độ cao trung bình 350m, đỉnh cao nhất gần 700m. Bán đảo Sơn Trà như bình phong bao bọc, che chắn cho thành phố Đà Nẵng. Về an ninh, quốc phòng, bán đảo Sơn Trà là vị trí có tầm quan trọng đặc biệt đối với thành phố Đà Nẵng cũng như toàn khu vực miền Trung. Bán đảo Sơn Trà có một hệ sinh thái đa dạng. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy Sơn Trà có gần 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật có xương sống ở trên cạn, trong đó có hàng chục loài quý hiếm, nguy cấp thuộc Sách Đỏ, nổi bật nhất là voọc chà vá chân nâu được coi là Nữ hoàng linh trưởng. Về kinh tế, khu vực bán đảo Sơn Trà có vai trò quan trọng là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây với cảng Tiên Sa (cảng loại I). Sau khi cảng Liên Chiểu hoàn thành thì cảng Tiên Sa có khả năng sẽ được chuyển công năng sang cảng phục vụ du lịch.
Theo cafeland

Đà Nẵng báo cáo về quy hoạch tổng thể Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà

 

UBND TP. Đà Nẵng vừa cho biết đã có báo cáo số 3917, gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đà Nẵng báo cáo về quy hoạch tổng thể Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà
40 nền móng biệt thự khu nghĩ dưỡng biển Tiên Sa “cày xới” bán đảo
Sơn Trà khi chưa có giấy phép xây dựng
UBND TP. Đà Nẵng cho hay, các dự án đã đầu tư (hoặc đầu tư hoàn chỉnh một phần) và đưa vào hoạt động gồm 3 dự án: Dự án Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc (Intercontinental Peninsula Resort); Khu du lịch Sơn Trà Resort & Spa và Khu nhà nghỉ và dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Trẹm với tổng số phòng đang hoạt động là 253 phòng. Bên cạnh đó, còn có 01 dự án đang triển khai nhưng chưa hoàn thành thủ tục xây dựng (Khu du lịch nghỉ sinh thái biển Tiên Sa); 03 dự án đã triển khai một phần, đang tạm dừng triển khai; 11 dự án chưa triển khai.
Liên quan đến bản kiến nghị của ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng và một số tổ chức khác về bản quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND TP. Đà Nẵng cho biết, hiện nay, TP. Đà Nẵng đã có gần 600 khách sạn với gần 22.000 phòng. Để đón được 15 triệu lượt khách lưu trú/năm (gần gấp 3 lần) đến năm 2030 theo công suất buồng thực tế thì Đà Nẵng cần phải có gần 58.000 buồng phòng. Đến nay, tại khu vực bán đảo Sơn Trà đã có 253 buồng phòng của một số dự án đã đưa vào hoạt động, một số dự án đang tiến hành xây dựng, vì vậy việc kiến nghị giữ nguyên hiện trạng là chưa phù hợp.
Về kiến nghị chỉ quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách, đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm, theo UBND TP. Đà Nẵng, nên quy hoạch Khu du lịch quốc gia Sơn Trà với nhiều chức năng như: Vui chơi giải trí, tham quan, lưu trú, nghiên cứu khoa học, ngắm cảnh, bảo tồn thiên nhiên… tạo nên sự đa dạng hấp dẫn mà vẫn đảm bảo yếu tố bảo tồn thiên nhiên nếu có các giải pháp tốt về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và quy chế quản lý chặt chẽ. Việc hạn chế phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm có thể hạn chế được bằng nhiều giải pháp tổ chức quản lý.
Về kiến nghị hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rặng san hô ven bờ, làm thay đổi dòng hải lưu, phá hủy bờ biển, ảnh hưởng kinh tế xã hội của dân cư, UBND TP. Đà Nẵng đã ghi nhận kiến nghị này. Trong quá trình triển khai quy hoạch chung xây dựng khu vực Bán đảo Sơn Trà sẽ nghiên cứu lồng ghép một cách phù hợp.
Riêng về việc hợp nhất Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển quốc tế như mô hình Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước, UBND Đà Nẵng cho hay, vấn đề này cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách khoa học. UBND thành phố sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học có liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong báo cáo 3917, TP. Đà Nẵng cũng nêu ý kiến của thành phố đối với bản quy hoạch. Cụ thể, về phương án phát triển, nội dung Quy hoạch du lịch xác định quy mô 1.600 buồng phòng khách sạn đến năm 2030 là phù hợp. Về việc tổ chức không gian các khu chức năng, cơ bản phù hợp với Đồ án Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhưng khi triển khai các bước tiếp theo cần nghiên cứu mở rộng ranh giới quy hoạch ra vùng biển bao quanh để đảm bảo yếu tố bảo tồn đa dạng sinh học.
Do việc tổ thực hiện Quy hoạch nêu trên sẽ ảnh hưởng đến các dự án tại khu vực bán đảo Sơn Trà, nên UBND TP đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức rà soát và làm việc với các nhà đầu tư, có báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/8/2017.
Theo Tienhong

Ra mắt dự án đẹp nhất khu Nam Đà Nẵng - Dự án Sunriver City

 

Ra mắt dự án đẹp nhất khu Nam Đà Nẵng

Với lợi thế về vị trí giáp sông, gần biển, liền kề các tiện ích 5 sao, Khu đô thị Sun River City, một dự án đẹp nhất khu vực Nam Đà Nẵng sẽ chính thức ra mắt thị trường Đà Nẵng và miền Trung vào ngày 03/06 
Đây sẽ là cơ hội để khách hàng trải nghiệm chơi golf miễn phí, tham quan dự án và tìm hiểu cơ hội đầu tư BĐS hấp dẫn nhất khu vực Nam Đà Nẵng.

Sun River City “Viên ngọc quý” phía Nam Đà Nẵng
Với quỹ đất ven biển miền Trung ngày càng hạn hẹp, làn sóng đầu tư bất động sản sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng biển đang có xu hướng dịch chuyển về phía dọc theo sông Cổ Cò - (dòng sông được quy hoạch là dòng sông Du lịch sinh thái sông – biển kết nối hai trung tâm du lịch nổi tiếng thế giới là Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An). Trong đó, Sun River City – dự án nằm ở vị trí trung tâm và là điểm nhấn về cảnh quan môi trường khu vực phía Nam Đà Nẵng, do sở hữu những ưu điểm khác biệt, riêng có, độc nhất vô nhị, khu đô thị này hiện đang được xem là tâm điểm của thị trường BĐS khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Dự án sở hữu hơn 800m mặt tiền hướng ra sông Cổ Cò, dòng sông được quy hoạch với bến du thuyền hiện đại và phát triển tuyến du lịch sinh thái đường thủy kết nối từ con sông Hàn của thành phố Đà Nẵng đổ ra đến biển Cửa Đại của tỉnh Quảng Nam. Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò sau khi được hoàn thành, đưa vào sử dụng được kỳ vọng sẽ giống như dòng sông Seine thơ mộng của thủ đô hoa lệ Paris nước Pháp. Đây có thể nói là dự án trọng điểm nhằm kết nối các tiện ích du lịch sinh thái từ thành phố Đà Nẵng tới phố cổ Hội An thông qua các bến du thuyền hiện đại và từ đây du khách có thể thưởng ngoạn cảnh quan hai bên bờ sông thanh bình và lãng mạn.
Và chỉ cách dự án chưa đầy 500m là bãi tắm Viêm Đông, một bãi tắm tự nhiên mới, hoang sơ đang được quy hoạch và dần trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất khu vực. Đặc biệt, với lợi thế về vị trí nằm trên trục đường du lịch ven biển từ Đà Nẵng đến Hội An rất gần với tuyến đường thủy du lịch sinh thái dọc theo sông Cổ Cò, lại cận kề với 2 sân golf quốc tế (sân golf Montgomerie Links và sân Golf BRG), bãi tắm Viêm Đông được kỳ vọng chắc chắn sẽ thu hút 1 lượng lớn khách du lịch cả trong và ngoài nước tới tham quan, du lịch.
Sun River City được kỳ vọng sẽ làm “bừng sáng” cả Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc
Không chỉ có sức hút nhờ vị trí giáp sông – gần biển, Sun River City còn được giới đầu tư “săn đón” do quy hoạch đồng bộ, thiết kế đẳng cấp vượt trội: có resort trong lòng đô thị, rất gần khu tiện ích 5 sao và tổ hợp vui chơi giải trí Cocobay. Theo đó, du khách sau khi trải nghiệm tour du lịch sinh thái, chơi golf, tham quan du lịch có thể nghỉ dưỡng tại khu resort 5 sao ngay tại dự án.

Đặc biệt, với tâm huyết xây dựng và kiến tạo nên những KĐT kiểu mẫu, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan nổi bật nhất khu vực phía Nam Đà Nẵng, chủ đầu tư (Tập đoàn Đất Quảng – một nhà đầu tư có uy tín lớn tại tỉnh Quảng Nam) đã dành hơn 13ha đất trong tổng diện tích 19,7ha đất của khu đô thị để quy hoạch phát triển cảnh quan kiến trúc với quy mô hiện đại với nhiều công trình tiện ích phục vụ cho toàn khu và kết nối với các khu tiện ích nghỉ dưỡng khác. Điều này hứa hẹn Sun River City sẽ là dự án nổi bật với nhiều điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan, môi trường làm thay đổi diện mạo Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc.
Và trải nghiệm cơ hội đầu tư hấp dẫn
Theo nhận định của nhiều chuyên gia BĐS, với lợi thế về vị trí, thiết kế và quy hoạch, Sun River City sẽ gia tăng giá trị nhờ được hưởng lợi từ quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, từ các công trình, dự án cải tạo, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, nhất là khi tuyến đường thủy du lịch sinh thái dọc sông Cổ Cò và bãi tắm Viêm Đông chính thức đưa vào khai thác.
Sông Cổ Cò hiện tại, cũng giống như sông Hàn cách đây khoảng 10 năm trước khi giá đất tại những khu vực này vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên, sau khi các cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nhiều cầu và đường được xây dựng đã đẩy giá đất ở khu vực đường Bạch Đằng, Nguyễn Tất Thành… tăng từ 7 – 10 lần so với thời điểm trước đó. Bởi vậy, việc đầu tư vào Sun River City thời điểm hiện tại được cho là cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất khu phía Nam Đà Nẵng với tỉ suất sinh lời cao và an toàn.
Được biết, Sun River City đang được chào bán với mức giá chỉ từ 683 triệu đồng/ lô cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho 100 khách hàng đầu tiên: Chiết khấu 3% giá trị lô đất, tặng 01 vé máy bay du lịch Đà Nẵng trị giá 4 triệu đồng và các phần quà trị giá 20 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị từng lô đất. Đặc biệt, khách hàng đăng kí mua thành công trong buổi Lễ giới thiệu sẽ có cơ hội nhận 01 Iphone 7 trị giá 16 triệu đồng.
Thông tin liên hệ:
Hệ thống Siêu thị dự án Bất động sản Sun River City
Hotline: 0905 486 086 - Mr.Thành
Theo baoxaydung

bán đất đà nẵng